5 yếu tố bà con cần lưu ý khi nuôi ngao giá bằng giàn bè trên bãi triều

Nuôi Ngao giá mang lại giá trị kinh tế cao
6 phút, 56 giây để đọc.

Nối tiếp chủ đề về kỹ thuật thủy sản nói chung, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả những thông tin bổ ích xoay quanh việc nuôi ngao giá bằng giàn bè trên bãi triều. Xin mời mọi người cùng theo dõi nhé.

Đặc điểm sinh học của ngao giá

Ngao giá là loại ngao có chất lượng vượt trội, giá trị kinh tế cao, trọng lượng bình quân dao động từ 70 đến 80 gam/con. Đây là giống ngao sinh trưởng nhanh với khả năng kháng bệnh tốt. Giống ngao này rất dễ nuôi, có thể thả nuôi với mật độ dày từ 130 – 150 con/lồng. Thời gian nuôi khoảng 1 năm là cho thu hoạch. Hiện nay nhiều hộ gia đình đã đưa vào nuôi thử nghiệm và sản xuất thành công giống ngao này. Chính vì vậy có thể nói, tiềm năng của việc nuôi loại ngao giá là vô cùng lớn.

5 yếu tố kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi ngao giá bằng giàn bè trên bãi triều

Đối tượng áp dụng và phạm vi

Đối tượng: ngao giá được nuôi bằng giàn bè hoặc bằng lồng đặt trên bãi triều.

Phạm vi áp dụng: tại các vùng nuôi được quy hoạch nuôi trồng thủy sản (cụ thể được phê duyệt và phù hợp với đặc điểm sinh học của Ngao giá)

Địa điểm và chuẩn bị công trình nuôi

Địa điểm nuôi ngao giá cần nằm trong diện quy hoạch, đã được phê duyệt

Vị trí khu vực nuôi

– Nằm trong vùng được quy hoạch nuôi trồng thủy sản, đã phê duyệt hoặc được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

– Xa khu dân cư, khu công nghiệp,… không gần địa điểm có nguồn nước ngọt chảy trực tiếp vào.

– Đối với nuôi giàn cọc trên bãi triều

+ Bãi bằng phẳng, cao, sóng gió êm. Mực nước bình quân tại mức triều cao nhất từ 1- 2m, nước không bỏ bãi trong ngày nước triều thấp nhất.

+ Chất đáy là cát mịn, cát pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể và xác san hô.

+ Nước triều lên xuống đều, chọn vùng hạ triều.

– Nên chọn địa điểm không bị ô nhiễm, có chất lượng nước thích hợp với đối tượng nuôi. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu môi trường nước

– Độ mặn: 3 – 15 %

– pH nước: 6,5 – 8,5

– Độ sâu đáy > 3 m

– Oxy hoà tan > 5 mg/l

Chuẩn bị công trình nuôi

– Chuẩn bị bãi nuôi

Vào ngày thủy triều thấp nhất tiến hành tu sửa bãi nuôi đảm bảo mặt bãi phẳng, có độ nghiêng vừa phải, dọn sạch chướng ngại vật hay rong, rêu,…(nếu có).

– Lồng nuôi

Lồng hình ô van có kích thước 60x40x40cm. Đáy lồng lót một lớp lưới 2a=10mm, lưới bao thành lồng có cỡ mắt lưới 2a=20mm, lồng có nắp lưới 2a=20-24mm, dây treo lồng là dây nylon đường kính 5-7mm.

Giá thể nuôi là cát pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể hoặc cát pha san hô. Chú ý độ dày của giá thể nuôi trong lồng cần lớn hơn 10cm.

Chọn con giống và cách thả

Ngao giá làm giống cần có nguồn gốc minh bạch, rõ ràng

Chọn giống

– Mua Ngao giá giống từ các đơn vị kinh doanh giống có uy tín, đã được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá phân loại, đạt từ loại B trở lên.

– Ngao giá giống được kiểm dịch, kiểm định chất lượng đảm bảo theo công bố của đơn vị kinh doanh và quy định của nhà nước.

– Giống mua phải có chứng từ tài chính hợp lệ theo quy định hiện hành.

– Chọn con giống đồng đều về kích thước. Màu sắc tươi sáng, không bị mở vỏ hay có hình dạng dị thường.

Mùa vụ nuôi

– Tham khảo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn (Lịch thời vụ) và tình hình thời tiết thực tế để lựa chọn thời điểm thả nuôi thích hợp.

– Thường thả giống vào tháng 3 – 4 dương lịch và tháng 8 – 10 dương lịch (mùa phụ) trong năm.

Mật độ: Cỡ giống 300 – 500 con/kg, thả với mật độ 100 – 150 con/lồng.

Thả giống: Các lồng sau khi chuẩn bị cát đầy đủ thì tiến hành cấy con giống bằng cách rải đều trên mặt cát cho Ngao giá giống tự xuống. Sau khi cấy giống, đặt nắp lồng và đưa các lồng đặt lên trên nần đáy mặt bãi.

Quản lý, chăm sóc

Luôn vệ sinh bãi nuôi cẩn thận để Ngao giá sinh trưởng tốt

Chăm sóc

Đối với Ngao giá nuôi bằng hình thức đặt lồng trên bãi triều

+ Định kỳ 15-20 ngày vệ sinh bãi nuôi, vơ hết rong tạp (nếu có) trên mặt lưới, loại bỏ sinh vật bám như Hà, Sun, Hải Miên,… để đảm bảo nước lưu thông trong bãi nuôi.

+ Theo dõi tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống định kỳ hàng tháng của Ngao giá để phát hiện kịp thời các sự cố nhằm loại bỏ và tìm rõ nguyên nhân.

Đối với Ngao giá nuôi bằng hình thức treo trên giàn bè

+ Định kỳ kiểm tra, gia cố hệ thống bè nuôi, đặc biệt là trước và trong mùa mưa bão.

+ Hàng tháng định kỳ kéo lồng nuôi lên để kiểm tra, làm vệ sinh lồng loại bỏ hết vật thể lạ trong lồng; nếu phát hiện có xác Ngao giá chết nhiều và cát có màu đen thì cần thay toàn bộ cát trong lồng nuôi.

+ Kiểm tra dây buộc cũng như dây treo lồng và cần thay ngay nếu như bị hư hỏng đồng thời loại bỏ Sun, Hà bám gây hại cho lồng nuôi.

+ Kiểm tra sinh trưởng 01 lần/tháng, lấy ngẫu nhiên 3 lồng nuôi đếm số con còn lại đo tính chiều dài, rộng, cao cũng như tỷ lệ sống và so sánh với lần kiểm tra trước, từ 2 tháng nuôi trở đi cần thêm cát vào lồng đến khi thu hoạch thì cát cách mặt lồng 5 cm là được.

Quản lý môi trường

– Thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất vào nơi quy định. Đối với xác Ngao giá chết thì không được vứt ra môi trường xung quanh dễ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện bùng phát dịch bệnh.

– Vào ngày trời mưa cần thường xuyên kiểm tra độ mặn. Nếu thấy hiện tượng độ mặn giảm thấp cần kiểm tra xung quanh xem có nguồn nước ngọt chảy trực tiếp vào vùng nuôi hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Thực hiện quan trắc một số yếu tố môi trường chính như pH, ô xy hòa tan, độ mặn, độ kiềm,…và định kỳ kiểm tra mật độ sinh vật phù du (nguồn thức ăn tự nhiên) để có biện pháp kỹ thuật điều chỉnh kịp thời

Phòng, trị bệnh

– Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp để hạn chế dịch bệnh xảy ra:

+ Chọn mua Ngao giá giống từ các cơ sở cung cấp giống có uy tín và có chứng từ, giấy kiểm dịch hợp pháp. (ii) Định kỳ vệ sinh sạch sẽ dây nuôi và khu nuôi.

+ Chủ động san thưa Ngao giá nuôi. Đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định của nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

Lưu ý: Ghi chép nhật ký đầy đủ, lưu giữ nhật ký để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc và thanh kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước

Thu hoạch

– Thông thường một vụ nuôi kéo dài 12-15 tháng nuôi từ khi thả giống đến khi thu hoạch. Khi Ngao giá đạt kích cỡ thương phẩm có thể thu hoạch và bán theo nhu cầu của thị trường. Ngao giá được rửa sạch, bảo quản tươi sống và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

– Trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ nên ngâm trong nước biển sạch nhằm loại bỏ cát, sạn, bùn đất. Trong quá trình ngâm, nước ngâm luôn được lưu thông và được sục khí để đảm bảo lượng ô xy hòa tan.

Chỉ cần nắm vững 5 lưu ý về kỹ thuật nuôi ngao giá trên, chắc chắn bà con sẽ có được một vụ nuôi ngao thành công, thu được lợi nhuận lớn ngoài mong đợi.

Trích dẫn từ tepbac.com

Lê Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết