Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân
5 phút, 40 giây để đọc.

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại ký sinh trùng. Đây là một bệnh hết sức nguy hiểm ở gà mà bà con nông dân cần chú ý. Bệnh có nhiều triệu chứng phức tạp nếu bà con nông dân không để ý và phát hiện bệnh kịp thời sẽ để lại những hậu quả thật sự khó lường đối với đàn gia súc của gia đình. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh vì vậy hãy lên phương án phòng bệnh tốt nhất cho đàn gia súc nhà mình. Nếu không muốn bị thiệt hại cũng như hậu quả không mong muốn trong chăn nuôi. Bài viết dưới đây là tất cả những gì cần biết về cầu trùng ở gà mà bà con nên tham khảo. Mời bà con nông dân cùng theo dõi!

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh

bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh ký sinh trùng do đơn bào lớp nguyên sinh động vật (protozoa) gây ra. Tuy được phát hiện cách đây gần 370 năm nhưng cầu trùng truyền nhiễm vô cùng nguy hại, bệnh lây lan rất nhanh trong đàn gà chủ yếu qua đường miệng; phổ biến ở gà nuôi tập trung công nghiệp. Bệnh cầu trùng xảy ra ở gà từ 10 ngày tuổi trở lên. Mọi dòng giống gà và mọi lứa tuổi gà đều có thể bị bệnh. Bệnh thường thấy nhất ở gà con từ 10-60 ngày tuổi nặng ở gà 15-45 ngày tuổi. Bệnh gây thiệt hại nhiều về kinh tế: Ở gà con:  Bệnh làm tăng số gà còi cọc, chậm lớn, bệnh làm giảm sức đề kháng của cơ thể, bệnh gây chết từ 30-100% số gà (nếu không điều trị kịp thời) Ở gà đẻ: Bệnh cầu trùng là nguyên nhân giảm năng suất trứng từ 10-30% và là nguyên nhân gây tiêu chảy hàng loạt.

  • Một số virus, ký sinh gây bệnh

Bệnh cầu trùng là do một loại đơn bào họ Coccidac gây ra vì thế bệnh có tên khoa học là Coccidiosis Avium. Bệnh cầu trùng do gần chục chủng Eimeria gây ra. Mỗi loại Eimeria thường ký sinh ở một giai đoạn ruột non nhất định:

E.Tenella thường ký sinh ở ruột thừa (ruột mù hay còn gọi manh tràng),

E.Acervulina và E.Mivati thường khu trú ở đoạn dưới tá tràng và trên không tràng,

E.Necastrix thường sống ở đoạn giữa của không tràng và hồi tràng,

E.Maxima khu trú ngày giữa không tràng,

E.Bruneti thì ký sinh ở giữa đoạn cuối không tràng và kết tràng.

Căn cứ vào nơi cư trú mà khi bệnh xảy ra chúng ta có thể kết luận được loại Eimeria nào gây nên bệnh. Trong những loại Eimeria kể trên thì Eimeria Tenella là nguy hiểm nhất (cầu trùng ruột mù – cầu trùng manh tràng).

Một số triệu chứng bệnh cầu trùng

cầu trùng ở gà

Thời kỳ nung bệnh từ 4-7 ngày; do đó bệnh cầu trùng thường thấy ở gà từ 10 ngày tuổi trở lên. Các thể của bệnh phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng cầu trùng; chủng loại cầu trùng thâm nhập vào cơ thể và tuổi gà mẫn cảm.

  • Thể cấp tính

Lúc đầu gà giảm ăn; buồn ủ rủ; gà ỉa ra phân loãng, thức ăn không tiêu. Khi có hiện tượng viêm xuất huyết trong ruột thì gà uống rất nhiều nước, đứng cù rù, lẻ loi hoặc tụm đống lại một góc chuồng. Quan sát những gà đứng chúng ta thấy cổ gà rụt, mắt nhắm nghiền, 2 cánh sã chạm gần sát nền; lúc này phân gà sệt màu sáp nâu có lẫn máu thậm chí ỉa ra máu tươi. Gà nhợt nhạt và rất yếu vì thiếu máu.

Một số gà có biểu hiện thần kinh liệt hoặc bán liệt chân hoặc cánh. Thể cấp tính gây chết gà rất nhanh trong thời gian 1-3 ngày; tỷ lệ chết 70-80% số gà bệnh (nếu không điều trị kịp thời); số gà còn lại chuyển sang mãn tính. Những con chết khi vạch hậu môn gà để khám thì chúng ta thấy có dính máu.

  • Thể mãn tính

 Có 3 trường hợp:

– Số gà ốm cấp tính còn sống chuyển sang bệnh mãn tính.

– Đàn gà đã được phòng cầu trùng bằng một số loại thuốc; nhưng do dùng thuốc không đúng quy trình hoặc không đủ liều phòng.

– Tuổi gà càng cao thì gà có sức đề kháng càng tốt; cho nên trong những trường hợp này bệnh cầu trùng mãn tính thường thấy ở gà lớn (2-3 tháng tuổi trở lên).

Các biểu hiện thể mãn tính hoàn toàn giống như thể cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn: Gà kém ăn; uống nhiều nước; ỉa chảy loãng phân sống lúc đầu; sau đó phân màu nâu hoặc lẫn máu; gà nhợt nhạt và gầy xọp đi rất nhanh.

  • Thể mang trùng

Gà lớn mang mầm bệnh tuy nhiên các dấu hiệu bệnh ít và ít được chú ý: Gà vẫn ăn uống bình thường nhưng thi thoảng bị ỉa chảy và phân sáp. Ở gà đẻ sản lượng trứng bị tụt 15-20% nhưng người chăn nuôi không rõ nguyên nhân.

Các bước xử lý khi gà mắc bệnh cầu trùng

  • Trị bệnh

Có 2 bước tiến hành như sau:

Bước 1: Cần cầm máu; giải độc; trợ lực và bổ sung điện giải cho gà chúng ta có thể sử dụng:  Vitamin B-complex 4g + Vime C-Electrolyte 5g + Vitamin K 1ml pha với 10 lít nước uống 1 ngày 1 đêm

Bước 2: Chúng ta cần tiêu diệt căn nguyên cầu trùng và trợ lực cho gà; với các phương pháp như sau:

– Cách 1: BIO COCCI 33 gói 100gr  + Hanvit KC  50gr cho 100 lít nước uống liên tục 3 ngày. Nghỉ 2 ngày sau đó uống tiếp 2 ngày

– Cách 2: BIO ZURIL COC  1ml  cho 3kg P pha  nước uống liên tục trong 3 ngày.

  •  Phòng bệnh

Phòng bệnh cho gà vào các giai đoạn 4-7, 22-25, 38-40 ngày tuổi với liều lượng 50% liều điều trị

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng; chuồng trại cao ráo và thoáng mát; không nuôi mật độ quá cao; thường xuyên sát trùng chuồng trại; thay chất độn chuồng; không để chất độn chuồng quá hôi hay ẩm ước.

Cần phải áp dụng các biện pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học; sử dụng đệm lót sinh thái để đảm bảo sức khỏe cho đàn gà và đêm lại hiểu quả kinh tế cao.

Trích dẫn từ Thuoctrangtai.com

Hồng Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

bưởi da xanh có tép bưởi hồng

Phương pháp trồng bưởi da xanh khỏe mạnh

Bưởi da xanh thường hay bị căn bệnh xì mủ. Vậy phải làm sao để bảo vệ cây trồng? Hãy …
Xem Chi Tiết
trồng quất dịp Tết giúp kiếm thêm thu nhập

[Phương pháp trồng trọt] Bí kíp trồng quất chất lượng

Nếu học được cách trồng quất như chúng tôi hướng dẫn sau đây, bạn sẽ có cây quất vô cùng …
Xem Chi Tiết
Chanh giấy không hạt có nhiều ưu điểm

Chanh giấy không hạt: bí kíp chăm sóc cho khoa học

Chanh giấy không hạt là một loại thực vật rất được ưa chuộng. Đặc tính không hạt của loại cây …
Xem Chi Tiết
cây chanh trồng nhiều ở gia đình

Hướng dẫn chăm sóc chanh đúng cách cho sai trái

Trồng và chăm sóc chanh đúng cách sẽ giúp cây sai trái. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp chăm chanh …
Xem Chi Tiết
cây điên điển có thể làm rau ăn

Hướng dấn trồng và chăm sóc giống cây điên điển

Hướng dẫn chăm sóc cây điên điển của PQM hôm nay chắc chắn sẽ giúp các bạn nhiều. Với kinh …
Xem Chi Tiết
chuối tây có màu rất đẹp

[Có thể bạn chưa biết] Mẹo trồng chuối tây đúng cách

Tiếp tục chuyên mục trồng chuối, bài viết trước chúng tôi chia sẻ cách trồng chuối lùn. Hôm nay, chúng …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết