
Bệnh thối đỏ là căn bệnh dễ gặp ở cây mía. Bệnh này khiến mía không ăn được, khiến bà con nông dân mất mùa, thiệt hại kinh tế.
Vậy làm sao có thể trị được căn bệnh thối đỏ này đây? Ngày hôm nay, chuyên mục phòng bệnh cây trồng xin chia sẻ với bà con cách phòng chống bệnh thối đỏ ở mía hiệu quả.

Mục lục
Đôi nét về cây mía
Mía là giống cây mọc thẳng, thân mập có nhiều đốt giống như tre. Chúng mọc thành hàng và không đơn độc. Một cây mía trưởng thành có thể lớn đến 6m. Cây mía thấp cũng cao trên 2m. Có nhiều loại mía khác nhau. Hiện tại người ta thường lai tạo mía để có năng suất lớn hơn.
Cây mía có nhiều tác dụng trong đời sống, làm nước giải khát, nguyên liệu sản xuất đường,…Mía cũng có tác dụng trị bệnh.
Bệnh thường gặp ở cây mía
Khi trồng mía, có những bệnh thường gặp mà người nông dân cần lưu ý. Khi biết rõ các bệnh này có thể bảo vệ cây mía tốt hơn.
Bọ trĩ hại mía
Bọ trĩ ẩn nấp bên trong lá ngọn để hút chất dịch. Lá bị hại nặng có màu vàng hoặc đỏ và không xòe ra được rổi khô chết.
Bọ trĩ phát sinh mạnh vào thời kỳ khô hạn và do khô hạn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của mía như lá ngọn tỏa ra chậm thì càng lợi cho bọ trĩ gây hại.
Phòng trừ: Tăng cường chăm sóc để cây phát triển tốt.
Tên thuốc: Dùng thuốc Ofatox 400EC, Sumithion 50EC, Supracid 40ND hoặc Bassa 50 EC pha với nước nồng độ 0,1- 0,15% để phun, mỗi hecta dùng 1-1,5 lít.
Bọ hung đen hại mía

Bọ hung đen thường xuất hiện rộ phá hại mía trong thời kỳ mía đẻ nhánh, tháng 3-4. Khi mía đã lớn, từ tháng 6 trở đi, ít bị bọ trưởng thành phá hại.
Mức độ phát sinh gây hại của bọ hung đen đục gốc mía có liên quan đến một số yếu tố ngoại cảnh.
Năm nào trong tháng 3, tháng 4 ấm áp, có mưa sớm thì bọ trưởng thành xuất hiện sớm và có thể gây hại nặng. Mía tơ vụ xuân thường ít bị nặng hơn so với mía vụ thu.
Bọ hung trưởng thành có thể bị loại nấm Metarrinirum anisopliae ký sinh, hạn chế một phần sự phát sinh.
Dùng thuốc Basudin 10H; BAM 10G; Regen 3G; Padan 5G; Sago Super 3G, với lượng 30-40kg/ha. Rắc một lớp mỏng trên mặt đất sau đó lấp đất dày 2-3cm, đặt hom mía lên hoặc bón vào gốc, cách gốc 5cm đối với mía lưu gốc. Rắc hai bên hàng mía đẻ nhánh, sau vun luống để trừ sâu non.
Lưu ý: Ngoài ra có bệnh thối đỏ mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
Tìm hiểu về bệnh thối đỏ ở cây mía

Triệu chứng bệnh
Bệnh hại chủ yếu ở mía cây đã lớn. Triệu chứng điển hình là khi chẻ dọc thân cây mía thì có các vệt đỏ nâu ở các mạch dẫn có mùi rượu.
Số lượng không đều, có khi liên tiếp mấy đốt hình dáng giống như con thoi, về sau vệt đỏ phát triển mạnh, cả đốt biến thành màu đỏ thẫm.
Vết bệnh phân tán dọc theo cây và sản sinh những bó sợi nấm màu đen, khi bị nặng nhìn bên ngoài thấy dóng mía màu đỏ vàng và hơi lõm xuống. Giữa các đốm bệnh đỏ có các đốm ngang màu trắng.
Phòng trừ
Để phòng bệnh thối đỏ thường gặp ở mía, bà con lưu ý những điều sau:
Trồng giống kháng bệnh. Nên chọn cây khỏe mạnh, đảm bảo là cây có khả năng kháng bệnh tốt.
Trừ sâu đục thân mía là biện pháp hữu hiệu. Bà con nên áp dụng hiệu quả.
Tên thuốc
Để có thể bảo vệ mía bị bệnh thối đỏ, bà con cần dùng thuốc để phun cây mía. Dùng thuốc Score 250ND pha với nước nồng độ 0,1-0,15, phun 1-1,5lít.
Trích dẫn từ nongnghiepvui.com
Thanh Vân