[Phương pháp trồng trọt] Bí kíp trồng na dai từ A đến Z

na dai nổi tiếng là quả ngon, ngọt
4 phút, 28 giây để đọc.

Cùng với vải thiều, na dai cũng là loại quả cho năng suất cao và giá trị kinh tế tốt. Vậy bí kíp trồng na dai là gì?

Cây na dai

Cây na là giống cây cao, mọc thẳng, chiều cao cây có thể lên tới hơn 5 mét. Loại cây này có nhiều lá mọc xen kẽ theo hàng. Qủa na thường có hình tròn, có nhiều mắt nhỏ xen kẽ tương tự quả dứa. Vỏ na sần sùi nhưng ruột mềm, có nhiều hạt, ăn ngọt mát và bổ dưỡng.

Na được chia làm na dai và na bở. Trong đó, na dai có giá trị kinh tế cao hơn, ăn cũng ngon hơn. Cây nay rất dễ trồng nên thường được trồng tại vườn của các hộ gia đình. Loại cây này cũng ít sâu bệnh và cho nhiều quả, mang lại kinh tế tốt.

Phân biệt na dai và na bở: Na dai ngọt hơn, ăn ngon và không bị nát như na bở. Khi ăn thấy múi dai dai, nên gọi là na dai. Na dai cũng có ít hạt hơn và thơm hơn na bở.

Khu vực trồng nhiều na nhất là ở Chi Lăng, Lạng Sơn Nơi này có na dai ngon, ngọt, nổi tiếng khắp cả nước.

Kỹ thuật trồng cây na dai

Cây na dai có quả tròn, ít hạt.
Quả na dai

Nhân giống

Chọn quả mắt to, tròn đều, trọng lượng 200-300g/quả, để chín kỹ. Sau khi ăn, thu lấy hạt phơi khô. 15-20 ngày sau đem gieo. Trước khi gieo ngâm hạt trong nước sạch 12-24 giờ, ủ hạt trong cát ẩm. 15-20 ngày sau hạt nứt nanh, cho vào bầu nylon thủng đáy 5x20cm.

Chất độn bầu gồm 70% đất bùn ải khô đập vụn + 29% phân chuồng mục + 1% supe lân, hạt đặt sâu 2-3cm. Xếp bầu thành luống, làm giàn che mưa to, nắng rát, sương lạnh. Cây con 2-3 tháng tuổi cao 20-25cm, có 5-6 lá thật, thân mập thì xuất vườn.

Trồng và chăm sóc

Chọn đất đồi dốc dưới 15°C, tầng đất đáy dưới 1m, tốt nhất là đất dỏi cơm, đất đá vôi. Na ưa độ pH trung tính. Đất chua cần bón 30g vôi bột/sào Bắc bộ/năm (1 sào Bắc bộ = 360m2).

Thời vụ

Vụ xuân trồng tháng 2-4, vụ thu trồng tháng 8-10. Na dai nên trồng mật độ cao, mỗi cây chiếm diện tích 2x3m. Hố trồng được chuẩn bị trước 2-3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn.

Na dai Bồ Lý được bảo hộ
Na dai Bồ Lý

Mỗi hố bón 20-30g phân chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân trộn đều với đất, ủ trước 2-3 tháng. Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt ngang với mặt đất, tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm 70-80%.

Chăm sóc na dai thời kỳ kiến thiết cơ bản

Trong 3 năm đầu cần bón nhiều đạm để cây sinh trưởng thân, lá tốt. Bón NPK tỷ lệ 2:1:1. Cứ 1-2 tháng bón một lần khi thời tiết mưa ẩm. Mỗi cây bón 0,1-0,2kg urê + 0,05-0,1kg kali + 0,2-0,5kg supe lân, cách gốc 30-50cm. Phân chuồng bón 30-50kg, cách gốc 50-60cm vào hai hốc đối xứng (đông-tây hoặc nam-bắc).

Chăm sóc thời kỳ kinh doanh

Bón làm 3 đợt trong năm, đợt 1 vào tháng 2, tỷ lệ NPK là 1:1:1; đợt 2 vào tháng 6, tỷ lệ NPK là 1:1:2; đợt 3 sau khi thu quả tháng 9, tỷ lệ NPK là 2:1:1. Trung bình mỗi cây bón 0,5-1kg urê, 0,5-1kg kali, 2-4kg supe lân, 30-50kg phân chuồng/năm. Bón theo tán cây, thành 4 hốc đối xứng nhau, độ sâu lấp phân 3-5cm.

Đốn trẻ: Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.

Kích thích cây ra hoa, quả sớm: từ đầu tháng 11 tiến hành phun Ethell (3 lọ thuốc rấm chuối Trung Quốc 15ml pha với 10 lít nước) lên tán lá, sau 10-15 ngày vặt hết lá na xanh còn lại, cây sẽ ra hoa vào đầu tháng 4.

Phòng trừ sâu bệnh

Na dai nổi tiếng ở Việt Nam
Na dai có giá trị kinh tế cao.

Mối hại gốc: Cây đang xanh tốt, lá úa vàng, dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 6-7 ngày (mốc hốc 2-3 lít nước thuốc để đuổi mối).

Làm sạch gốc na: Thường xuyên giữ gốc thoáng sạch, không ủ bằng rơm, rạ, thân lá để tránh mối hại rễ.

Nhện đỏ làm úa vàng, rụng lá, quả: Dùng thuốc Sông Mã 24WG, Pegasus, Regent… phun trừ.

Sâu đục quả: Thường gây hại khi quả có đường kính 0,5-1cm, phòng chống bằng thuốc Padan, Regent.

Trích dẫn từ nongnghiepvui.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Cúc vạn thọ dễ trồng ở nhà

Gợi ý phương pháp chăm cúc vạn thọ cho ngày Tết thêm rực sắc màu

Trong những giống hoa cúc thì cúc vạn thọ được nhiều người yêu mến. Trong chuyên mục trồng trọt hôm …
Xem Chi Tiết
Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi lươn đúng chuẩn sẽ mang lại thu nhập cao

Mô hình nuôi lươn ở đồng ruộng dễ áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi lươn ở ruộng là của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc …
Xem Chi Tiết
Cá trê là loài cá rất dễ cá rất dễ nuôi và dễ sinh trưởng

Những loại thức ăn phù hợp cần lưu ý cho sự phát triển của cá trê

­­­Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, nuôi đơn, nuôi ghép đều được. Có thể nuôi được trong bể, ao …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá bè được người dân áp dụng rất thành công

Nuôi cá tra, cá basa theo dạng nuôi cá bè ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hơn một nửa số tỉnh ở ĐBSCL nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm của người nông dân ở đây …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nghé non cần được chăm sóc kỹ

Lắng nghe anh Sang chia sẻ cách chăn nuôi nghé con hiệu quả nhất

Anh Sang là chủ của một trang trại nhỏ chăn nuôi bò thịt. Anh rất thành thạo trong việc chăm …
Xem Chi Tiết
Nuôi bò đã có, nuôi bê con lại còn khó hơn

Làm thế nào để chăm sóc bê con đúng chuẩn chuyên gia chăn nuôi?

Nuôi bò đã có, nuôi bê con lại còn khó hơn. Bò mẹ thường chỉ đẻ 1, cùng lắm là …
Xem Chi Tiết
Việc nuôi lợn con cũng rất phức tạp

Làm thế nào để nuôi dưỡng lợn con theo cách tốt nhất?

Trong quá trình nuôi lợn, việc nuôi lợn con cũng rất phức tạp. Bởi nếu không biết cách, rất có …
Xem Chi Tiết
Những điểm mấu chốt cần biết trong chăn nuôi bò sữa

Những điểm mấu chốt cần biết trong chăn nuôi bò sữa

Chăn nuôi bò sữa thực sự rất khó. Lại càng khó hơn với những người chưa có kinh nghiệm. Bởi …
Xem Chi Tiết
nuôi bò sữa được xem là khó nhất

Hướng dẫn nuôi bò sữa vừa dễ làm, vừa hiệu quả

Trong các loại chăn nuôi, nuôi bò sữa được xem là khó nhất. Thế nhưng, hiệu quả kinh tế cũng …
Xem Chi Tiết
Nuôi cừu cần có kiến thức lẫn kinh nghiệm

Nuôi cừu sao cho vừa lợi chi phí, vừa hiệu quả tốt?

Việc chăn nuôi cừu đến nay đã vô cùng phổ biến trong nông nghiệp. Đã có rất nhiều mô hình …
Xem Chi Tiết