Bí kíp trồng vải thiều khỏe, sai trái mà không phải ai cũng biết

Trồng vải thiều không khó
11 phút, 15 giây để đọc.

Trồng vải thiều không khó. Tuy nhiên, để cây ra năng suất tốt, sai trái thì cần nhiều bí kíp chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm:

Đặc điểm của cây vải thiều

Trước khi có thể trồng cây hiệu quả, điều chúng ta cần biết đó là đặc điểm của giống cây này. Vậy vải thiều có đặc điểm gì và có giá trị gì với con người?

Vải thiều là loại cây trái được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, quả ngọt mát, nhiều nước và có thể sử dụng để ăn hoặc ngâm rượu. Đây là loại quả đặc sản ở hai tỉnh là Hải Dương và Bắc Giang. Trong đó, vải thiều Thanh Hà được trồng nhiều hơn, và còn được công nhận là chỉ dẫn địa lý, được bảo vệ thương hiệu.

Vải thiều Thanh Hà có ưu điểm là quả to, tròn, hạt rất nhỏ, thậm chí là không có hạt. Chính vì vậy, loại quả này được yêu thích và được xuất khẩu ra nước ngoài mỗi năm. Đối với người dân Hải Dương, trồng vải thiều là một kế mưu sinh khá tốt và lâu bền.

Cây vải ra hoa vào tháng 3 và có thể thu hoạch sau 3 tháng kể từ khi hoa đậu. Thông thường, sau khoảng 10 năm thì vải sẽ ra trái nhiều hơn, hoa đậu quả tốt hơn.

Vải thiều có thể đem sấy khô để bảo quản trong thời gian dài mà vẫn mang giá trị tốt. Loại cây này ưa chuộng đất khu vực trung du. Trồng vải thiều không khó nếu biết bí kíp chăm sóc tốt.

Nếu bạn có ý định trồng vải thiều thì hãy xem xét các yếu tố dưới đây.

trồng vải cho năng suất cao
Vườn vải thiều

Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng

Đất được lên luống để dễ thoát nước chống ngập úng. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng.

Mật độ – khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng vải thích hợp là 7m x 7m hoặc 8m x 8m (mật độ 205 cây và 156 cây/ha).

Trong điều kiện thâm canh cao, có thể trồng với khoảng cách 3m x 4m hay 4m x 6m (mật độ 832 cây và 416 cây/ha).

Giống trồng

Giống vải thiều Thanh Hà

– Đặc điểm giống: Cây sinh trưởng tốt, tán cây hình bán cầu cân đối, lá có mầu xanh đậm. Chùm hoa nhỏ, hình cầu, cuống hoa có mầu vàng xanh. Quả hình cầu, khi chín có mầu đỏ tươi, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình 20,7g (45 – 55 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được trung bình 75,0%, độ Brix 18 – 21%, thịt quả chắc, vị ngọt đậm, thơm. Năng suất trung bình cây 8 – 10 tuổi 55kg/cây (8 – 10 tấn/ha). Đây là giống chín chính vụ, thời gian cho thu hoạch 5/6 – 25/6.

– Giống vải thiều Thanh Hà phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

– Giống vải thiều Thanh Hà tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý cây giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.

– Trong trường hợp giống không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống

Tiêu chuẩn cây giống

Cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN – 2001, cụ thể: cây giống trong túi bầu polietylen: đường kính x chiều cao là 10 x 22cm.

Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt, phần vết ghép đã được tháo bỏ, rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh; đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, đường kính cành ghép từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 – 40 cm và có từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.

Thời vụ trồng

Có 2 thời điểm trồng thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 – 4 và vụ thu tháng 8 – 10 dương lịch.

Kỹ thuật trồng

Trồng vải thiều không khó nếu có bí kíp
Trồng vải thiều không khó.

Đào hố và bón phân lót

– Đào hố trồng vải phải dựa trên nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Thông thường kích thước hố: dài x rộng x sâu là: 0,8cm x 0,80m x 0,6cm, vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là: 1m x 1m x 0,8m.

– Bón lót: cho 1 hố: 30-50 kg phân chuồng; 0,7-1,0 kg supe lân; 0,5 kg vôi bột.

– Khi đào: để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp lên đến miệng hố, lớp đất dưới đáy xếp thành vồng xung quanh hố.

Công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót được tiến hành trước khi trồng 1 tháng.

Cách trồng

Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, thấp hơn mặt đất 2 – 3 cm. Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay đứt rễ.

Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 – 1,0m; dày 7 – 15cm, cách gốc 5 – 10 cm.

Tủ gốc giữ ẩm

Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, thân cây đậu đỗ… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

Bón phân

Giai đoạn kiến thiết cơ bản

• Thời điểm bón: 3 – 4 đợt. Đợt 1 vào tháng 2 để thúc đẩy ra cành mùa xuân; Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè. Đợt 3 vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu. Đợt 4 vào vụ đông (tháng 11) bón supelân và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây. Trong thời kỳ này cứ cách 1 năm lại bón cơ bản cho cây thêm phân hữu cơ và vôi bột vào tháng 7 và tháng 8.

• Liều lượng bón: Lượng bón cho cây vải năm thứ nhất là:

+ Đạm U rê: 0,1 – 0,15 kg/ cây + Lân Supe: 0,3 – 0,5 kg/cây

+ Kalichlorua: 0,1 – 0,15 kg/cây. Chia đều cho các lần bón.

– Từ những năm sau lượng bón tăng 40 – 60% so với năm trước tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.

– Lượng bón cho năm bón cơ bản (cách 1 năm bón 1 năm) vào tháng 7 – 8 là:

+ Phân chuồng: 30 – 50 kg/ cây + Vôi bột: 0,3 – 0,5 kg/cây

• Phương pháp bón phân:

+ Hoà phân vô cơ với nước phân chuồng ủ kỹ để tưới cho cây cách gốc 15 – 20 cm.

+ Cuốc 3 – 4 hố sâu 5 – 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất.

+ Rắc xung quanh hình chiếu tán cách gốc 15 – 20cm khi trời có mưa rào hoặc tưới nước.

Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi

Tưới nước, làm cỏ

– Ở thời kỳ cây đang cho quả cần cung cấp đủ nước tưới vào các thời kỳ chính là thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, thời kỳ quả phát triển.

– Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng.

Liều lượng và tỷ lệ phân bón

Với những cây nhiều năm tuổi thì có thể bón với lượng như sau: 3 kg Đạm Ure + 2 ml Neb-26 (= 2 lọ 100 ml) + 15 kg NPK (16-16-8+13S) Phú Mỹ + 10 kg Kaliclorua/sào = 360 m2

Lượng phân bón cho ở thời kỳ mang quả tính theo tuổi cây

Tuổi cây Lượng phân bón (kg/sào/năm)

Tuổi cây Lượng phân bón (kg/sào/năm)
Phân chuồng Đạm ure Neb-26 (ml) NPK (16-16-8+13S) Kaliclorua
4 – 5 30 – 50 0,5 33 2,5 1,7
6 – 7 0,9 60 4,5 3,0
8 – 9 1,2 80 6,0 4,0
10 – 11 50 – 70 1,5 100 7,5 5,0
12 – 13 1,8 120 9,0 6,0
14 – 15 2,4 160 12,0 8,0
>15 3,0 200 15,0 10,0

• Thời kỳ và liều lượng bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón.

– Lần 1: Bón giai đoạn đậu quả (phân quả xong, quả bằng hạt mây): 20% đạm urê + 35% Neb-26 + 100% NPK(16-16-8+13S) + 40% kaliclorua.

– Lần 2: Bón thúc quả giúp quả phát triển nhanh, chống rụng quả (quả tạo cùi được 1/3 hạt): 13% đạm urê + 35% Neb-26 + 60% kaliclorua.

– Lần 3: Bón sau khi thu hoạch quả xong 15 ngày, thúc ra lộc thu (thu hoạch xong, tỉa cành, tạo tán xong): 67% đạm urê + 0,6 ml Neb-26.

(Đối với cây vải trên 15 năm tuổi bón: 3 kg Urê + 200 ml Neb-26 + 15 kg NPK (16-16-8+13S) + 10 kg kaliclorua/sào. Bón làm 3 đợt: Đợt 1 quả bằng hạt mây bón 0,6 kgUre+0,7ml Neb-26+15 kgNPK+4 kg kali/sào; Đợt 2 quả tạo cùi bón 0,4kg Ure+0,7ml Neb-26+6kg kali/sào; Đợt 3 sau thu hoạch 15 ngày bón 2 kg Ure+0,7 kg Neb-26/sào.

Cách bón

– Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh rộng 20 – 30 cm, sâu 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

– Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới.

Các biện pháp kỹ thuật làm tăng ra hoa đậu quả

Vải thiều Thanh Hà sai trái
Vải Thiều Thanh Hà

Sử dụng hoá chất, chất điều tiết sinh trưởng

– Tăng khả năng đậu quả:

+ Trước khi ra hoa: dùng Atonic phun cho giò hoa 2 lần, lần 1 khi giò hoa mới nhú. Lần 2 trước khi hoa nở 1 tuần.

+ Sau khi đậu quả: quả non có kích thước bằng hạt đậu xanh, phun Atonic với nồng độ bằng 1/2 so với chỉ dẫn. Có thể phun phân Đạm ure nồng độ 0,1 – 0,2%.

– Khống chế lộc đông: cuối tháng 12 đầu tháng 1, phun 1 lần dung dịch Ethrel 1.000 – 1500ppm.

Sử dụng các biện pháp cơ giới:

– Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen. Khoanh toàn bộ số cành có đường kính từ 5 cm trở lên, vết khoanh 0,4 – 0,5 cm, theo hình xoắn ốc 1,5 – 2 vòng.

– Cuốc sâu làm đứt rễ: cuối tháng 11, đầu tháng 12, đào rãnh sâu 30 – 40 cm phía ngoài mép tán, cắt đứt một số rễ và phơi 30 – 40 ngày. Khi lá chuyển màu thì lấp đất màu và phân hữu cơ hoai mục, tưới nước cho cây sinh trưởng trở lại.

– Những năm có mưa vào tháng 11,12, đất ẩm thì sau mưa xới nông 5 – 7 cm trên bề mặt làm thoát ẩm nhanh.

Tỉa cành và tạo tán

Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh.

– Kỹ thuật cắt tỉa:

* Cắt tỉa tạo hình cho vườn cây kiến thiết cơ bản:

• Tạo cành cấp 1:

Khi cây con đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1, chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 – 10cm.

• Tạo cành cấp 2:

Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2.

• Tạo cành cấp 3:

Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau.

* Cắt tỉa hàng năm cho vườn vải thiều kinh doanh:

– Cắt tỉa vụ xuân: giữa tháng 2 đến giữa tháng 3; cắt bỏ cành mang sâu bệnh, chùm hoa bị sâu bệnh. Với cây khoẻ mạnh, tỉa bỏ 20 – 30% số chùm hoa.

– Cắt tỉa vụ hè: giữa tháng 5 đến đầu tháng 6; chỉ để lại 1 – 2 cành khoẻ trên cành mẹ.

-Cắt tỉa vụ thu:  cuối tháng 6 đến đầu tháng 7; tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh. Khi lộc thu 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, để lại 1 – 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.

Trích dẫn từ nongnghiepvui.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

bưởi da xanh có tép bưởi hồng

Phương pháp trồng bưởi da xanh khỏe mạnh

Bưởi da xanh thường hay bị căn bệnh xì mủ. Vậy phải làm sao để bảo vệ cây trồng? Hãy …
Xem Chi Tiết
trồng quất dịp Tết giúp kiếm thêm thu nhập

[Phương pháp trồng trọt] Bí kíp trồng quất chất lượng

Nếu học được cách trồng quất như chúng tôi hướng dẫn sau đây, bạn sẽ có cây quất vô cùng …
Xem Chi Tiết
Chanh giấy không hạt có nhiều ưu điểm

Chanh giấy không hạt: bí kíp chăm sóc cho khoa học

Chanh giấy không hạt là một loại thực vật rất được ưa chuộng. Đặc tính không hạt của loại cây …
Xem Chi Tiết
cây chanh trồng nhiều ở gia đình

Hướng dẫn chăm sóc chanh đúng cách cho sai trái

Trồng và chăm sóc chanh đúng cách sẽ giúp cây sai trái. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp chăm chanh …
Xem Chi Tiết
cây điên điển có thể làm rau ăn

Hướng dấn trồng và chăm sóc giống cây điên điển

Hướng dẫn chăm sóc cây điên điển của PQM hôm nay chắc chắn sẽ giúp các bạn nhiều. Với kinh …
Xem Chi Tiết
chuối tây có màu rất đẹp

[Có thể bạn chưa biết] Mẹo trồng chuối tây đúng cách

Tiếp tục chuyên mục trồng chuối, bài viết trước chúng tôi chia sẻ cách trồng chuối lùn. Hôm nay, chúng …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết