Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê sai trái không sâu bệnh
5 phút, 14 giây để đọc.

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi xin phép chia sẻ giúp bà con cách điều trị căn bệnh này.

Đôi nét về cây cà phê

Cây cà phê là cây phổ biến ở khu vực Tây Nguyên nước ta. Loại cây này trước được trồng là do người Pháp đã mang giống cây sang Việt Nam. Sau này, phát triển hơn, người ta dùng nhiều cà phê nên ngày càng trồng nhiều để sử dụn.

Tại Việt Nam, có cà phê Trung Nguyên nổi tiếng. Những giá trị của cây cà phê ngày càng được thể hiện rõ rệt. Cây ra trái nhiều và mang đến kinh tế cho người dân.

Nghề trồng cà phê phát triển nhiều. Bà con nông dân cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc học hỏi kinh nghiệm trồng cà phê.

Trong nhiều căn bệnh về cây cà phê có bệnh cà phê bị rụng trái. Bệnh khiến cho bà con nông dân gặp nhiều khó khăn khi canh tác, giảm năng suất cây trồng. Vậy phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.

>>> Xem thêm: Sâu đục thân ở cà phê

Tìm hiểu về căn bệnh rụng trái ở cà phê

Cà phê bị rụng trái gây thiệt hại lớn.
Cà phê bị rụng trái.

Nguyên nhân cà phê rụng trái có nhiều, song chủ yếu là do cây thiếu dinh dưỡng. Một số vườn còn bị thiếu nước vào cuối mùa khô.

Nhiều bà con ở Buôn Eana, xã Eana, huyện Krông Ana cũng như nông dân trồng cà phê ở một số vùng khác thuộc tỉnh Đắk Lăk hỏi: “Tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến. Chúng tôi đã sử dụng một số loại thuốc trừ bệnh để phun nhưng không giảm. Đề nghị cho biết giải pháp khắc phục?”.

Nguyên nhân gây bệnh do thiếu dinh dưỡng

Chúng tôi xin được trả lời, nguyên nhân cà phê rụng trái có nhiều, song chủ yếu là do cây thiếu dinh dưỡng. Một số vườn còn bị thiếu nước vào cuối mùa khô.

Xem xét nhiều vườn, chúng tôi thấy: Cà phê rụng trái không xảy ra trên cả vườn mà chỉ rụng ở những cây kém phát triển, trái nhỏ. Hiện tượng này là do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời.

Cây cà phê ra hoa và đậu trái trong mùa khô, khi bắt đầu mùa mưa là trái cũng bắt đầu trăng trưởng. Đến giữa mùa mưa là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh về kích thước của trái nên cây cần một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi trái.

Nếu bón phân không đầy đủ hay không kịp thời sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trái. Do đó một số trái sẽ tự rụng đi để nuôi các trái còn lại, đó là quy luật tự nhiên.

Rụng trái do thiếu Kali, vi lượng

Cà phê bị rụng trái nhiều cũng do thiếu kali và vi lượng. Lý do là chủ yếu bón phân đạm (SA, urea) mà không dùng NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu như những năm trước.

Biện pháp khắc phục cà phê rụng trái

Bà con chăm cà phê trước khi thu hoạch.
Bà con chăm cà phê trước khi thu hoạch.
  • Bón phân

Cần kịp thời bón phân cho cây đang mang trái. Nếu đã bón đợt thúc lần đầu vào mùa mưa rồi thì đợt 2 cần dùng NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu hay NPK 16-8-16-6S+TE Đầu Trâu với lượng 600 – 800 kg/ha.

Phun ngay phân bón lá Đầu Trâu 009 với lượng 200 gram/200 lít nước, liều phun 800 – 1.000 lít/ha. Nên phun 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày/lần.

Để cà phê cho trái lớn, cần bón tiếp lần 3 cũng bằng phân NPK 16-8-16+TE Đầu Trâu hoặc 16-16-13+TE Đầu Trâu với lượng cũng khoảng 600 – 800 kg/ha vào cuốimùa mưa.

  • Phun thuốc diệt nấm

Ngoài nguyên nhân rụng trái do bón phân không cân đối thì bệnh khô cành, khô qủa do nấm Collectotrichum coffeanum, gỉ sắt (Hemileia vastatrix), nấm hồng (Corticium salmonicolor) cũng là nguyên nhân cần chú ý.

Phun một trong các loại thuốc trừ nấm như Tilt super, Anvil antracol, carbendazim, copper oxycloride, propinneb theo đúng hướng dẫn trên nhãn chai.

Các loại tuyến trùng, rệp sáp, mọt đục cành, mọt đục trái, sâu đục trái, sâu đục thân cũng cần được chú ý phòng trị.

  • Quy trình bón phân cho cây cà phê vối kinh doanh

Cà phê rụng trái làm giảm năng suất
Bệnh rụng trái ở cà phê

Tuy nhiên phân bón vẫn có vai trò quan trọng đến hiện tượng rụng trái. Chú ý cần bón đủ, bón đúng và kịp thời về tỷ lệ và chủng loại cho cà phê. Dưới đây là quy trình và loại phân hợp lý để bà con tham khảo:

Thời kỳ Loại phân Lượng phân Phương pháp bón
Đợt tưới 2 trong muà khô NPK 20-5-6+TE 200-300kg/ha Rải trong bồn kết hợp tưới
Đợt tưới 3 trong muà khô NPK 20-5-6+TE

 

Đầu Trâu 007

200-300kg/ha

 

0,8-1 kg/ha

Rải trong bồn kết hợp tưới

Phun qua lá

Đầu muà mưa NPK 18-16-8-6S+TE hoặc NPK 16-16-13+TE 500-700kg/ha Vét bồn, rải phân, lấp đất
Giữa mùa mưa NPK 16-8-16+TE hoặc NPK 16-16-13+TE

Đầu Trâu 009

800-800kg/ha

 

 

0,8-1kg/ha

 

 

 

Vét bồn, rải phân, lấp đất

 

Phun qua lá

Cuối mùa mưa NPK 16-8-16+TE hoặc NPK 16-16-13+TE 700-1000kg/ha Vét bồn, rải phân, lấp đất

Đối với những vườn cà phê cằn cỗi hay cà phê đã già cỗi thì dùng phân Đầu Trâu cà phê (20-10-15+TE) để thay thế NPK 16-8-16+TE hay NPK 16-16-13+TE .

Trích dẫn từ nongnghiepvui.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết