
Trên thế giới có khá nhiều giống cừu có thể nuôi và cho thịt. Thế nhưng tại Việt Nam, cừu lai Ninh Thuận được ưu tiên nhiều nhất.
Mục lục
Chăm sóc cừu lai Ninh Thuận con
Khi cừu con vừa lọt lòng, hãy vệ sinh cho cừu sạch sẽ. Sau đó cho nó vào lồng để bảo vệ tạm thời. Đồng thời làm tăng tỉ lệ sống sau sinh. Các nan lồng nên cách nhau 1 cm để đủ thoáng. Ưu tiên dùng vật liệu bằng gỗ hay tre. Các nan rộng chừng 2 đến 3 cm, cần mài nhẵn để tránh cọ xát gây đau. Có thể cho cừu ăn cỏ băm nhuyễn nếu cừu mẹ không đủ sữa. Đồng thời nên tiêm phòng một số loại bệnh thường gặp. Chăm sóc sao cho đến khi 2 tháng tuổi, cừu được chừng 10 kg là đủ tốt.
Chăm sóc cừu trưởng thành để lấy thịt
Sau khi cừu con cứng cáp, có thể thả vườn để cừu thích nghi với môi trường bên ngoài. Lúc này có thể dùng phương pháp bán lồng; hoặc 100% chăn thả. Có thể kết hợp song song cả hai phương pháp.
Với 100% chăn thả, người dân sẽ tốn ít chi phí lẫn công sức hơn. Nhưng phải đánh đổi lại việc cừu có thể chậm lớn hơn. Và không lường trước được trường hợp mất, ăn thức ăn không tốt,…

Khi nào nên nuôi nhốt chuồng?
Hình thức nuôi nhốt chuồng áp dụng cho những vùng không có sẵn những khu đồng cỏ hoang. Mỗi ngày người nuôi phải cung cấp đủ cỏ lá và các loại phụ phẩm nông nghiệp như cậy đậu bắp, cây ngô,cây lúa, … cho cừu ăn no ngày ba bữa.
Nuôi nhốt cừu còn đòi hỏi nhiều công chăm sóc như vệ sinh chuồng trại, vệ sinh chung quanh khu vực nuôi. Sự tốn kém này khá lớn nhưng bù lại người nuôi có thể theo dõi sự sinh trưởng của từng cá thể vật nuôi.
Bán chăn thả là sự kết hợp cả 2 hình thức trên. Được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Cách này có nhiều ưu điểm như không tốn kém thức ăn nhiều(chỉ cần cho ăn bổ sung một bữa), công chăm sóc cũng tương đối nhẹ.
Tùy vào điều kiện đất đai chăn chả rộng hẹp mà người nuôi có nhiều phương pháp chăn nuôi cừu khác nhau. Để có hình thức chăn nuôi phù hợp.
Đàn cừu nuôi 5-6 tháng đạt trọng lượng 20- 30kg được bán thịt. Lưu ý trước 1 tháng cần ngừng tiêm thuốc và tiến hành tách bầy.
Dinh dưỡng cho cừu non
Cừu ăn được nhiều loại thức ăn như cỏ tươi, rơm, các loại dưa, bí, cà rốt, củ cải, ngô ủ chua… Để tăng cường dinh dưỡng cho cừu, ngoài thức ăn thô xanh, hằng ngày cho ăn thêm 0,1 – 0,3 kg thức ăn tinh (bột ngô, khoai, sắn…).
Vào mùa thức ăn tươi đầy đủ, trong thức ăn thường đầy đủ các yếu tố khoáng và vitamin, song vào mùa đông khô và rét, thức ăn tươi hiếm, khẩu phần ăn cần bổ sung canxi và các vitamin A, D…, tránh tình trạng dê nuôi bị thiếu dinh dưỡng, đẻ non, đẻ con yếu, ít sữa nuôi con, niêm mạc mắc khô, mắt mờ… Hằng ngày nên bổ sung 6- 9g canxi, 3-5 g phốtpho, vitamin D 4.000 – 10.000 đơn vị/ngày. Có thể mua (hay làm lấy) tăng urê-mật rỉ để bổ sung khoáng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cừu.

Phòng một số bệnh
Bệnh đậu cừu: Do virus gây nên. Bệnh làm xuất hiện các nốt phỏng to bằng hạt đậu trên các vùng da mỏng, sau vỡ thành mụn nước mầu rỉ sắt, khô đi thành vẩy rồi thành sẹo. Con vật ngứa ngáy, có thể ỉa ra máu và chết. Bệnh tiêm phòng bằng vaccine.
Bệnh viêm miệng lở loét: Rửa miệng và các vết loét bằng nước muối rồi chấm iốt. Nếu bị bệnh nặng, con vật có thể có biến chứng ở phổi và đường ruột. Điều trị bằng kháng sinh Penixilin và Streptomycin. Cho cừu uống nước ấm, ăn thức ăn mềm, bổ sung tinh bột.
Xem thêm tin tức về kỹ năng chăn nuôi gia súc tại đây.
Trích dẫn từ vinhhanhfood.com
Hồng Minh