
Theo số liệu thống kê mới công bố; Campuchia là một trong 5 quốc gia xuất khẩu gạo hữu cơ lớn nhất vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). Hiện nước này chỉ đứng sau Mỹ, Pakistan; Ấn Độ và Thái Lan. Số lượng gạo hữu cơ xuất khẩu của Campuchia có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây do người tiêu dùng có ý thức hơn về môi trường và sức khỏe.
Các chuyên gia nông nghiệp Campuchia đánh giá gạo hữu cơ của Campuchia được ưa chuộng vì có chất lượng tốt và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đây là yếu tố giúp gạo Campuchia có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Mặt khác; gạo hữu cơ cũng đem lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần cho nông dân Campuchia. Hiện một tấn gạo trắng hạt dài hữu cơ có giá xuất khẩu khoảng 950 USD; còn gạo thơm hữu cơ có giá lên tới 1.500 USD mỗi tấn.
Cho nên Campuchia sản xuất gạo hữu cơ để mở ra hướng đi mới; nhầm nâng cao chất lượng hạt gạo; giá trị xuất khẩu gạo của đất nước này.
Ngành xuất khẩu gạo hữu cơ Campuchia kỳ vọng tăng trưởng
Trong bối cảnh xuất khẩu gạo trở thành điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng tối màu của kinh tế Campuchia do đại dịch COVID-19; thì CRF đã tăng cường gỡ khó để đẩy mạnh xuất khẩu gạo Campuchia ra thị trường quốc tế.
Thống kê của CRF cho thấy; xuất khẩu gạo hữu cơ mới chỉ chiếm 1,6% trong tổng lượng gạo xuất khẩu lên tới 690.829 tấn của Campuchia năm 2020. Trong hơn 11.000 tấn gạo hữu cơ xuất khẩu của Campuchia; hơn 90% đã vào thị trường châu Âu và chỉ một số ít tới Mỹ.
Báo Phnom Penh Post ngày 12/1 dẫn lời ông Song Saran; Chủ tịch CRF đồng thời là Giám đốc điều hành Công ty xay xát và xuất khẩu gạo Amru Rice Cambodia Co Ltd của Campuchia; nói rằng tổng lượng gạo xuất khẩu của Campuchia năm 2020 tăng 11,4% so với năm 2019; vượt xa mức tăng trưởng yếu ớt của gạo hữu cơ.
Ông Saran cũng cho rằng: Tăng trưởng không ấn tượng của ngành xuất khẩu là do thuế nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) – thị trường quan trọng của gạo Campuchia. Tuy nhiên; mức tăng trưởng như vậy là có thể chấp nhận được trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu của EU đối với gạo hữu cơ.
Thị trường xuất khẩu gạo hữu cơ Campuchia
Gạo Campuchia chính thức mất quyền miễn thuế nhập khẩu vào EU từ tháng 1/ 2019; sau khi khối này quyết định áp thuế nhập khẩu đối với gạo Campuchia và Myanmar (Mi-an-ma) để bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất nội khối.
Cũng theo ông Saran; CRF sẽ tìm kiếm các thị trường lớn hơn đối với gạo hữu cơ Campuchia; đặc biệt là Mỹ – nơi có nhu cầu cao; nhưng lượng gạo hữu cơ nhập khẩu vẫn ít. CRF sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo hữu cơ Campuchia; dự kiến đạt khoảng 15.000 tấn năm 2021.
Ông Chan Sokheang; Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty xay xát và xuất khẩu gạo Signatures of Asia Co Ltd của Campuchia; cho rằng nguồn thu nhập giảm do đại dịch COVID-19 khiến nhiều người chọn loại gạo khác có giá thấp hơn khoảng một nửa so với gạo hữu cơ. Tuy nhiên; khi thu nhập tăng trở lại cùng với đà phục hồi kinh tế; chắc chắn nhu cầu gạo hữu cơ sẽ tăng./.
Trích dẫn từ bnews.vn
Kim Khánh