Chanh giấy không hạt: bí kíp chăm sóc cho khoa học

Chanh giấy không hạt có nhiều ưu điểm
4 phút, 33 giây để đọc.

Chanh giấy không hạt là một loại thực vật rất được ưa chuộng. Đặc tính không hạt của loại cây này giúp người dùng dễ sử dụng hơn. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem làm sao trồng chanh không hạt cho tốt nhé.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn trồng chanh sai quả

Lưu ý về cây chanh giấy không hạt

Loại chanh này có đặc điểm là quả giống quả chanh thường, nhưng vỏ mỏng và mịn hơn. Bề ngoài vỏ nhẵn và xanh bóng. Đặc biệt, chanh không có hạt nên nhiều nước hơn. Mùi của chanh giấy không hạt cũng thơm hơn chanh thường.

Thêm nữa, giống cây này có nhiều tác dụng như làm nước uống rất mát, làm đồ khử mùi trong tủ lạnh. Chanh được dùng trong nhà bếp để làm nước chấm,…

Với giống chanh này, khi thu hoạch rất tiện lợi vì cây chanh không có gai. Do đó, trẻ em khi chơi đùa gần sẽ không bị ảnh hưởng.

Dinh dưỡng của lạo chanh này cũng rất dồi dào. Trong mỗi quả chanh đều có nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C,…

Ngoài ra, chanh giấy không hạt có giá trị kinh tế tốt, giá bán gấp rưỡi chanh thường.

Đặc điểm

Chanh giấy không hạt-ít gai được Công ty GINO nhập vào Việt Nam, rất được bà con nông dân ưa chuộng. Cây có thân và quả gần giống chanh giấy truyền thống của Việt Nam nhưng không gai. Lợi thế là cây cho sai quả, một chùm cho 7-8quả. Năng suất rất cao từ 150-200kg quả/cây/năm, quả to, tròn, không hạt, vỏ mỏng, nhiều nước.

Kỹ thuật trồng

một cây chanh giấy không hạt
Chanh giấy không hạt có nhiều ưu điểm.

Giống:Nên chọn cây chiết nhánh hay giâm cành, không sâu và sạch bệnh.

Mật độ:

– Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m.

– Kích thước hốc trồng 0,6×0,6×0,6m.

– Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m.

– Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô.

Đất trồng:Trộn thêm vôi bột 1 kg + phân hữu cơ hoai mục 10-15kg + 10-15kg tro trấu hoai (hoặc bả dừa, bả đậu) + Super lân 1kg.

Cách trồng:Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.

Kỹ thuật chăm sóc

Chanh không hạt có nhiều giá trị
Chanh không hạt.

Hạn chế ánh sáng:Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu để che bớt ánh sáng.

Giữ ẩm: Đậy phủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước. Trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn.

Tưới nước: Cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.

Tỉa cành tạo tán: Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh.

Bổ sung đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.

Bón phân:

– Phân hữu cơ hoai: 10-15kg/năm.

– Phân hóa học:

+Cây mới trồng đến 1 năm tuổi bón: 0,5kg Urê + 1kg Super lân + 0,2kg KCl, chia ra 4-5 lần bón/năm.

+ Cây thời kỳ kinh doanh sử dụng phân: 0,5-2kg Urê + 1,54kg Super lân + 0,3kg KCl, chia ra các lần bón như sau:
Sau khi thu hoạch quả: Bón 2/3 phân Lân và toàn bộ phân hữu cơ
Tiếp đó: Bón 1/3 phân lân + 1/4 phân Urê + 1/3 KCl.
Giai đoạn nuôi quả: Bón 1/4 phân urê.

Phòng trừ sâu bệnh

Qủa chanh giấy không hạt
Qủa chanh giấy không hạt.

Sâu vẽ bùa:

Gây hại thường xuyên vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate …

Rầy chổng cánh:

Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening, sử dụng thuốc Applaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Bassan 50ND, Trebon 10ND …

Rầy mềm:

Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Bassan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND…

Xem thêm:  Kỹ thuật trồng cây chanh trái vụ

Nhện đỏ:

Ấu trùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol…

Bệnh loét, ghẻ:

Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Copper Zin, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux…

Bệnh thối gốc – chảy nhựa:

Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliett 80 BHN, Copper Zine…

Bệnh vàng lá gân xanh:

Vấn đề diệt trừ rầy chổng cánh tác nhân lan truyền bệnh vàng lá gân xanh là rất quan trọng.

Trích dẫn từ nongnghiepvui.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết