Mục lục
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dịch tả ở ngỗng
Bệnh dịch tả ngỗng do một loại Parvovirus thuộc nhóm Parvoviridae.Bệnh dịch tả trên ngỗng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ chết rất cao ở ngỗng, thậm trí ở vịt, ngan và thiên nga giai đoạn từ 1- 4 tuần tuổi rất thường xuyên sảy ra, một số ít gặp phải ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Nguyên nhân chính là do virut Parvovirus gây ra. Bệnh được mang các tên khác nhau: cúm ngỗng, dịch tả ngỗng, viêm gan virus ngỗng, viêm ruột virus ngỗng, viêm thoái hóa cơ tim truyền nhiễm, viêm gan, thận tích nước ở ngỗng, bệnh Derzy…
Loại gia cầm thường mắc bệnh
– Một số gia cầm thường mắc phải bệnh dịch tả như: Ngỗng, ngan, vịt, thiên nga và hoang cầm.
– Tuy nhiên bệnh dịch tả này không có ở gà.
Giai đoạn gia cầm mắc bệnh
– Bệnh dịch tả thường xảy ra ở ngỗng từ 1- 3 tháng tuổi.
– Bệnh dịch tả ở ngỗng xảy ra nặng nhất ở ngỗng từ 1- 4 tuần tuổi.
Cách thức truyền nhiễm của dịch bệnh
Bệnh dịch tả ở ngỗng có nhiều cách truyền nhiễm lây lan nhưng chủ yếu lây lan qua 2 cách thức sau:
– Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp: đường miệng và hô hấp ( truyền ngang) từ con mang bệnh sang con khỏe.
– Bệnh cũng truyền từ mẹ sang con (lây truyền dọc).
Phòng bệnh
– Chủ động tiêm phòng vacxin cho ngỗng lần 1 lúc ngỗng đạt 12- 15 ngày tuổi, lần hai sau đó 30 ngày. Nếu ngỗng được nuôi làm giống thì phải tiêm lần 3 trước khi đẻ 15- 20 ngày, Sau đó tiêm định kỳ 2 lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm.
– Hạn chế chăn nuôi thả rông.
Triệu chứng bệnh dịch tả ở ngỗng
Bệnh dịch tả ở ngỗng có nhiều biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào sức đề kháng của từng con là khác nhau. Tuy nhiên bệnh được biểu hiện rõ nhất ở 4 điều sau đây:
-
Thể cấp tính
Ngỗng sốt cao, chán ăn, chậm chạp, mệt lả rồi chết trong thời gian từ 1- 5 ngày, tỷ lệ chết 100% ở ngỗng sơ sinh đến 7- 10 ngày tuổi.
-
Thể dưới cấp
– Sốt cao, khát nước, chán ăn, mệt, ủ rũ, ngại vận động.
– Chảy nước mũi, hay lắc đầu vảy mỏ, mí mắt đỏ và phù nề, đây là điểm khác biệt với bệnh thiếu vitamin A.
– Niêm mạc vùng dưới hầu họng được phủ một lớp màng giả dễ bóc, khi lột bỏ lớp màng giả này thấy rõ các điểm hoại tử sâu, đau.
– Ngỗng giảm hoặc bỏ ăn, nhưng tiêu chảy mạnh, phân màu xanh vàng hoặc xanh trắng vàng.
– Chúng gầy rộc và chết, tỷ lệ chết phụ thuộc vào tuổi ngỗng và bệnh thứ phát.
– Nếu ngỗng mới nở chúng chết 100% trong một tuần đầu.
– Nếu ngỗng 2- 3 tuần tỷ lệ chết khoảng 10%.
– Nếu trên 3- 4 tuần tuổi chúng bị bệnh nhưng tỷ lệ chết không đáng kể.
Nếu bị bệnh thứ phát thì tỷ lệ chết sẽ phụ thuộc vào bản chất bệnh bội nhiễm.
-
Thể mãn tính
– Đây là bệnh của những ngỗng có sức để kháng tốt hoặc còn sống sót từ 2 thể bệnh nêu trên với các triệu chứng tiếp theo:
+ Bệnh kéo dài hàng tháng.
+ Lông ở lưng và cổ bị rụng nhiều, rụng nhiều, để lại phần da đỏ để quan sát thấy.
+ Thể đứng của ngỗng đặc biệt (Pinguaving).
+ Ngỗng bệnh chết rải rác, tỷ lệ chết không đáng kể.
-
Thể mang trùng
Bệnh không có các dấu hiệu rõ ràng, chỉ mang trùng và trở thành nguồn bệnh nguy hiểm.
Bệnh tích của dịch tả ở ngỗng
-
Thể cấp
– Cơ tim nhợt nhạt như thịt luộc
– Tim to, đầu tù.
-
Thể dưới cấp
– Viêm màng tim từ viêm tiết dịch đến viêm tiết xơ.
– Viêm màng gan, gan sưng to và rắn chắc hơn bình thường và bị thoái hóa.
– Lách và tụy cũng sưng to.
– Phổi bị phù nề.
– Ruột bị viêm tiết dịch (cata).
– Dạ dày bị viêm loét có màng giả.
– Vùng hầu, họng đều bị viêm loét tạo màng giả.
– Đáng chú ý nhất là có xuất huyết điểm hoặc thành vệt ở cơ đùi, cơ ngực.
-
Thể mãn tính
– Vùng cổ và lưng bị trụi lông, để lộ ra các đám da đỏ tấy.
– Gan và lách sưng to.
– Xoang bụng chứa nhiều dịch thẩm xuất.
Phương pháp điều trị bệnh
– Việc điều trị dịch tả cho ngỗng phải tiến hành song song 2 bước:
- Bước 1: Can thiệp ngay bằng vacxin dịch tả ngỗng, ngay vào ổ dịch, tiêm dưới da gáy cổ hoặc nách 3 liều vacxin cho 1 con ngỗng (3 liều vacxin pha vào 0,3ml nước cất).
- Bước 2: Cho đàn ngỗng uống ngay một trong các toa thuốc sau:
Phác đồ 1: Cho 100kg ngỗng ăn
+ T.Flox.C : 20g
+ T.cúm gia súc: 20g
+ Super- Vitamin :20g
+ Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g
4 loại thuốc trên trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày.
Phác đồ 2:
+ T.Colivit : 20g
+ Anti- Gum: 20g
+ Bổ gan, TA. Sorbitol +B12: 40g
Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày. Đối với 100kg ngỗng.
Phác đồ 3:
+ T.Avimycin : 20g
+ T.Cúm gia súc: 20g
+ Gluco.K.C.B2: 100g
Trộn đều với cám có rau xanh tươi thái nhỏ chia làm 5 lần cho ăn trong 1 ngày, liên tục trong 4 ngày. Đối với 100kg ngỗng.
Trích dẫn từ nhachannuoi.vn
Hồng Tuyết