
Dúi nuôi cần ăn những gì trong quá trình sinh trưởng ? Thức ăn cần thiết là những loại nào và loại thức ăn nào có thể thay thế khi nuôi Dúi? … Là vấn đề thường gặp trong giai đoạn nuôi dúi. Bài viết tiếp theo sẽ cho bạn hiểu hơn về dúi và bên cạnh đo cũng giải đáp thắc mắc trên.
Do đặc điểm sinh học của loài Dúi là răng của chúng sẽ dài ra liên tục, thậm chí nếu không được mài nhọn chúng sẽ bị chết, vì vậy trong tự nhiên chúng chủ yếu ăn rễ và măng. Ngoài ra, dứa còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía …
Mục lục
Đặc tính của Dúi
Dúi được biết đến là một phân họ gặm nhấm của thuộc họ Spalacidae (hay còn gọi là bộ gặm nhấm). Ngoài ra, Dúi còn là một loài động vật có vú gặm nhấm sinh sống chủ yếu ở hai lục địa đó là châu Á và châu Phi. Phân họ này gồm có 17 loài, được chia rõ ràng thành 03 chi và 02 tông. Trong phân họ của núi này có một số loài thuộc họ tông Dúi ở khu vực châu Á, còn gọi là Dúi, chuột hay bìm bịp, có giá trị kinh tế cao, được đưa vào chăn nuôi rộng khắp ở nhiều nơi.
Điều đặc biệt nhất khi nhắc đến là vật này đó chính là phân ủ của nó giống như mùn cưa nên không có mùi khó chịu. Đặc tính của Dúi là sống trong bóng tối, không thích phơi nắng. Dúi được nuôi càng lâu thì thịt càng cứng và thơm ngon hơn rất nhiếu. Chính vì vậy, bà con có thể bắt đầu nuôi Dúi với trọng lượng 3-5 gam và tăng trọng trong vòng 6 tháng để có thể bán được 1-1,5kg trên một con. Dúi có thể xuất chuồng sau 6 – 8 tháng với trọng lượng 2–3 kg / con.
Thức ăn chủ yếu của Dúi
Cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương…) không ăn lá.
Cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía… )
Ngũ cốc: Ngô, Thóc, sắn, khoai lang, …
Một số loại quả: Ổi, Dưa, Bí…
Tuy nhiên khi nghiên cứu thuần hoá gây nuôi Dúi chúng tôi nhận thấy có loại thưc ăn rất tốt nhưng có loại thức ăn không tốt như một số loại rau quả nó làm Dúi rẽ bị bệnh đi ỉa và đồng thời làm chuồng hy bị bẩn. Vì vây theo kinh nghiệm của tôi thấy rằng khi nuôi nên dùng các loại thức ăn như: cây họ nhà tre, cây họ nhà mía, ngũ cốc cụ thể như sau:
Cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương…) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía… ) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi), ngũ cốc: củ khoai lang, củ sắn, ngô… (đây là phần thức ăn bổ sung cho Dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).
Phân chia khẩu phần ăn trong từng giai đoạn tuổi
Khẩu phần ăn cho Dúi từ 1- 3 tháng tuổi
Nuôi sinh sản :Cây họ Tre 4 – 5 cm ; Cây họ Mía 5cm ;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): củ nhỏ,Một lát,10-15 hạt ngô
Nuôi thương phẩm :Cây họ Tre -Hết lại cho ;Cây họ Mía -7cm ;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): thêm 50% so với nuôi sinh sản
Chú ý: tre bằng ngón tay cái đặc 5cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.
Khẩu phần ăn cho Dúi từ 3 – 5 tháng tuổi
Nuôi sinh sản :Cây họ Tre 6 – 7cm ; Cây họ Mía 6-8 cm ;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): củ nhỏ,Một lát,20-25 hạt ngô.
Nuôi thương phẩm :Cây họ Tre -Hết lại cho ;Cây họ Mía -10cm; Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): thêm 50% so với nuôi sinh sản
Chú ý: tre bằng ngón tay cái đặc 6-7 cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.
Khẩu phần ăn cho Dúi trong giai đoạn trưởng thành
Nuôi sinh sản :Cây họ Tre 7-8cm ; Cây họ Mía 8-10cm;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): củ nhỏ,Một lát,25-30 hạt ngô.
Nuôi thương phẩm :Cây họ Tre -Hết lại cho ;Cây họ Mía-12cm;Ngô khoai sắn(chỉ dung 1 trong 3 loại): thêm 50% so với nuôi sinh sản
Chú ý: tre bằng ngón tay cái đặc 7-8cm, với loại tre khác thi quy đổi ra.
Trích dẫn từ Kythuatnuoitrong.edu.vn
Bích Oanh