Học ngay cách chăn nuôi cừu mang lại hiệu quả kinh tế tốt

cách chăn nuôi cừu mang lại hiệu quả kinh tế tốt
5 phút, 27 giây để đọc.

Cần biết cách chăn nuôi cừu theo từng đối tượng. Cừu cái trưởng thành thường có cân nặng trung bình là 39 kg. Ở cừu đực, con số này là 43 kg. Trung bình cứ 8 tháng là cừu cái đẻ một lần. Tính ra cứ 2 năm thì cừu cái đẻ 3 lần.

Đặc điểm nhận dạng cừu cái có giống tốt

+ Phần đầu hơi dài, có độ rộng tốt. Phần hông nở rộng, săn chắc. Phần ngực dài và sâu, có vẻ linh hoạt.

+ Bụng to ở mức vừa phải, cân đối. Lưng thẳng, bộ lông mịn.

+ Bộ phận sinh dục săn chắc, nở nang.

+ Bốn chân thẳng thắn, cứng cáp. Đồng thời các khớp chân phải gọn thanh.

+ Cơ quan vú phát triển tốt. Tốt nhất là nên chọn loại vú da. Nhận biết vú da bằng cách bóp nhẹ bầu vú. Nếu thấy có sự nhão mềm nhưng cảm thấy căng thì tốt, đồng thời sữa phải tiết ra nhiều. Sẽ là tốt hơn nữa nếu thấy các đường tĩnh mạch (gân sữa) nổi rõ.

Cách nuôi cừu non

Trong hai tuần đầu, tốt nhất nên cho cừu non bú sữa mẹ. Bắt đầu từ tuần thứ hai, có thể cho cừu non ăn thêm các loại cỏ tươi, mềm. Việc này giúp cừu non làm quen với hệ tiêu hóa biến đổi, thích nghi nhanh với chế độ ăn mới. Từ đó có thể nhanh chóng chuyển sang chế độ tự dưỡng. Lưu ý phải bù đắp những dưỡng chất thiếu hụt trong sữa mẹ cho cừu con.

Trong hai tuần đầu, tốt nhất nên cho cừu non bú sữa mẹ.
Trong hai tuần đầu, tốt nhất nên cho cừu non bú sữa mẹ.

Phòng bệnh khi cho cừu non ăn cỏ

Bệnh Chướng hơi dạ cỏ là do cừu ăn quá nhiều cỏ ướt, hoặc ăn phải thức ăn đã hôi mốc, thiu thối. Khi bị bệnh cần:

– Dùng nùi gie khô hoặc nắm rơm khô chà xát mạnh trên khu vực dạ cỏ để kích thích sự nhu động dạ cỏ.

– Un rơm khô với mớ cỏ tươi, lá sả tươi làm cho khói xông lên, sau đó quạt nhẹ cho luồng khỏi đó xông thẳng vào mũi cừu bệnh để nó bị sặc, nhờ đó hơi mới xì ra và bụng xẹp dần.

– Dùng muối hột rang thật nóng rồi bọc vào túm giẻ, sau đó chà xát mạnh khắp bụng cừu…

Chọn thức ăn cho cừu trưởng thành

+ Cừu có thể ăn được nhiều loại thức ăn như: các loại cỏ tươi và khô, rơm, các loại dưa, bí, cà rốt, củ cải và ngô ủ tươi… 

+ Nhu cầu về khoáng và Vitamin: Trong các loại thức ăn tốt thường có đủ các chất trên. Tuy nhiên vào mùa khô hàng năm thức ăn bị hiếm làm cho cơ thể cừu thiếu đi một số chất nhất là Canxi và một số Vitamin như: A,D,…ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức sống.

Đối với cừu yêu cầu lượng Canxi hàng ngày trung bình 5,5 – 9,0g và 2,9 – 5,0g phốt pho, khoảng 3500-11000 UI Vitamin D… 

+ Cần phải có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không nên cho cừu uống nước tù đọng để tránh cừu bị nhiễm giun sán.

Cách chăm sóc cừu

Chăm sóc cừu mẹ

Trước khi sinh sản:

+ Chu kỳ động dục của cừu cái 16-17 ngày. Sau khi cho phối giống qua thời gian trên mà không có biểu hiện động dục lại là có triệu chứng có chữa.

+ Căn cứ vào ngày phối giống để kịp thời đỡ đẻ cho cừu (Cừu mang thai 146-150 ngày), tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu sơ sinh.

Khi cừu sinh sản:

Thông thường cừu mẹ nằm đẻ nhưng cũng có một số trường hợp cừu đứng đẻ, khi đó nên đỡ để cừu con sơ sinh khỏi bị rớt mạnh.

+ Sau khi đẻ, cừu mẹ tự liếm cừu con cho khô. Tuy nhiên vẫn lấy khăn sạch lau nước nhầy ở miệng, ở mũi cho cừu con sơ sinh dễ thở. Xong lấy dây sạch buộc cuống rốn (cách rốn 5-6cm) dùng kéo hoặc dao cắt cách nơi buộc 2-3cm.

+ Đẻ xong cừu mẹ khát nước nhiều nên cho cừu mẹ uống nước thoải mái (nước có pha đường 1% hoặc muối 0,5%).

Mỗi đối tượng cừu có cách chăm sóc khác nhau
Mỗi đối tượng cừu có cách nuôi và chăm sóc khác nhau

Chăm sóc cừu hướng thịt 

Các cừu đực đã cai sữa và con giống thải loại, trước khi xuất chuồng 2 tháng cần có ô chuồng nhốt riêng để bổ sung thức ăn (vỗ béo) nhằm tăng được trọng lượng lúc xuất bán. Thức ăn bổ sung có thể là: thức ăn tinh, cỏ xanh, củ, quả, phụ phẩm nông nghiệp…

Hướng dẫn làm chuồng

+ Cao ráo, thông thoáng, sáng sủa. Có sân chơi bằng phẳng và có máng uống.

+ Diện tích cần bảo đảm cho mỗi đàn cừu là: đực giống 1,5-2,0m2, cái sinh sản 1,3-1,5m2, cái tơ 0,6m2.

+ Nên làm chuồng kiểu sàn, mặt sàn cách mặt đất chừng 0,6-1,0m đủ chiều cao để quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5cm. Bố trí máng ăn sát mặt ngoài sàn để cừu thò đầu ra ăn (mặt trước chuồng).

Lưu ý

+ Hạn chế chăn thả khi thời tiết xấu, mưa dầm, tại chuồng có sẵn thức ăn trong thời gian này.

+ Định kỳ tiêm A, D, E và Canxi cho cừu sinh sản trong mùa khô hạn.

+ Cừu được nuôi bán thịt phải nhốt riêng tránh quậy phá đàn, hư hỏng chuồng trại.

+ Tỷ lệ đực cái: 1 đực/25 cái. Đồng thời thường xuyên (1,5 năm) thì thay đổi đực để tránh đồng huyết.

Phòng bệnh

+ Chuồng nuôi bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hàng ngày. Tẩy uế 1 tháng 1 lần bằng vôi hoặc Dipterex.

+ Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn hôi mốc.

+ Định kỳ tẩy giun sán 1 năm 3 lần.

+ Thực hiện chế độ tiêm phòng:

– Lở mồm long móng: 2 lần/năm.

– Tụ huyết trùng: 2 lần/năm và một số bệnh khác.

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện một số bệnh: loét miệng, ghẻ, đau mắt…kịp thời điều trị.

Xem thêm tin tức về kỹ năng chăn nuôi gia súc tại đây.

Trích dẫn từ kythuatnuoitrong.edu.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Cúc vạn thọ dễ trồng ở nhà

Gợi ý phương pháp chăm cúc vạn thọ cho ngày Tết thêm rực sắc màu

Trong những giống hoa cúc thì cúc vạn thọ được nhiều người yêu mến. Trong chuyên mục trồng trọt hôm …
Xem Chi Tiết
Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi lươn đúng chuẩn sẽ mang lại thu nhập cao

Mô hình nuôi lươn ở đồng ruộng dễ áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi lươn ở ruộng là của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc …
Xem Chi Tiết
Cá trê là loài cá rất dễ cá rất dễ nuôi và dễ sinh trưởng

Những loại thức ăn phù hợp cần lưu ý cho sự phát triển của cá trê

­­­Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, nuôi đơn, nuôi ghép đều được. Có thể nuôi được trong bể, ao …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá bè được người dân áp dụng rất thành công

Nuôi cá tra, cá basa theo dạng nuôi cá bè ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hơn một nửa số tỉnh ở ĐBSCL nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm của người nông dân ở đây …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nghé non cần được chăm sóc kỹ

Lắng nghe anh Sang chia sẻ cách chăn nuôi nghé con hiệu quả nhất

Anh Sang là chủ của một trang trại nhỏ chăn nuôi bò thịt. Anh rất thành thạo trong việc chăm …
Xem Chi Tiết
Nuôi bò đã có, nuôi bê con lại còn khó hơn

Làm thế nào để chăm sóc bê con đúng chuẩn chuyên gia chăn nuôi?

Nuôi bò đã có, nuôi bê con lại còn khó hơn. Bò mẹ thường chỉ đẻ 1, cùng lắm là …
Xem Chi Tiết
Việc nuôi lợn con cũng rất phức tạp

Làm thế nào để nuôi dưỡng lợn con theo cách tốt nhất?

Trong quá trình nuôi lợn, việc nuôi lợn con cũng rất phức tạp. Bởi nếu không biết cách, rất có …
Xem Chi Tiết
Những điểm mấu chốt cần biết trong chăn nuôi bò sữa

Những điểm mấu chốt cần biết trong chăn nuôi bò sữa

Chăn nuôi bò sữa thực sự rất khó. Lại càng khó hơn với những người chưa có kinh nghiệm. Bởi …
Xem Chi Tiết
nuôi bò sữa được xem là khó nhất

Hướng dẫn nuôi bò sữa vừa dễ làm, vừa hiệu quả

Trong các loại chăn nuôi, nuôi bò sữa được xem là khó nhất. Thế nhưng, hiệu quả kinh tế cũng …
Xem Chi Tiết
Nuôi cừu cần có kiến thức lẫn kinh nghiệm

Nuôi cừu sao cho vừa lợi chi phí, vừa hiệu quả tốt?

Việc chăn nuôi cừu đến nay đã vô cùng phổ biến trong nông nghiệp. Đã có rất nhiều mô hình …
Xem Chi Tiết