Khi trồng hồng dễ có hiện tượng hồng rụng quả, vậy phải làm sao? Xin mời độc giả cùng tìm hiểu ngay bên dưới.
Mục lục
Vài nét về cây hồng
Hồng là loai cây thân gỗ, tán rộng, nhiều cành, nhiều trái. Cây hồng cao lớn, trưởng thành có thể lên đến 5-6m. Đường kính cây dao động từ 1cm đến 9cm.
Qủa hồng có hình tròn cho đến hình cầu, tương tự quả cà chua. Hồng chín có màu vàng, vàng cam hoặc chuyển sang cam đậm. Để thưởng thức, người ta dùng tro, chấu hay khí nóng để làm cho hồng chín. Khi ăn, hồng có vị giòn sần sật, hơi chát nếu dấm không kĩ.
Hồng cũng có nhiều loại khác nhau. Loại hồng Nhật Bản có tái vàng, chia múi, màu vàng, ăn ngọt mát. Tại Việt Nam, quả hồng thường xuất hiện trong dịp trung thu với ý nghĩa đặc biệt. Loại quả này được trồng phổ biến cả nước.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh cây trồng
Hiện tượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, rụng quả do cây bị sâu và thiếu dinh dưỡng.
Hiện tượng rụng quả sinh lý của hồng làm cho số quả rụng chiếm tới 80-90% số quả của cây. Ngoài ra, cây ra hoa muộn, hạn hán, sâu bệnh cũng khiến quả rụng.
-
Hiện tượng rụng quả sinh lý
Nguyên nhân gây ra là do cây rụng lá về mùa đông, rồi ra hoa nuôi quả đồng thời. Cây phải làm cả hai nhiệm vụ cùng một lúc nen quả phải rụng bớt đi. Đến khi quả chín sinh lý, cây cũng phải dồn sức để nuôi quả. Một số quả cũng phải rụng đi, để cây đủ sức nuôi số quả còn lại.
Nếu cây năm trước mà xanh tốt thì hiện tượng này ở giai đoạn đầu và ở giai đoạn gần thu sẽ giảm đi. Ta cũng có thể khắc phục bằng cách phun thuốc kích thích đậu quả. Sau đó tỉa bỏ các cành già, các cành bị sâu bệnh, hái hoa thu lấy phấn rồi trộn thêm bột gạo mịn mà thoa lên đầu nhụy cái. Nhưng việc phun thuốc kích thích và thụ phấn bổ khuyết chỉ có kết quả khi cây hồng sung sức, khỏe mạnh. Nếu không thì cây sẽ cho nhiều quả, nhưng quả nhỏ và hại cây về năm sau.
-
Rụng quả do sâu bệnh
Nói chung hồng rất ít sâu bệnh. Sâu đục cành chủ yếu là sâu non của sâu đục thân Cossidae và Tepilop-tera… Phòng trị bằng cách lần theo vết phân sâu thải ra như mùn cưa mà dùng dây thép chọc cho sâu chết.
Những cành nào bị sâu phá nặng cần cưa bỏ, rồi ngâm xuống ao. Ngoài sâu đục cành còn có sâu đục quả là sâu non của loài bướm Kakivoria flavofasciata. Trứng được sâu đẻ vào tai hồng, khi nở sâu con chui vào đục và làm rụng quả. Nếu thấy thì phải nhặt quả rụng mà chôn đi. Sâu phá nặng có thể dùng thuốc.
-
Rụng quả do thiếu dinh dưỡng
Bà con có tập quán không bón phân lót cho hồng và cũng chẳng bao giờ bón thúc. Đặc biệt là ở miền núi.
Nên khắc phục ra sao? Hằng năm cứ vào mùa cây rụng lá, ta đào 1/3-1/2 chu vi tán cây, tán phủ tới đâu đào tưới đó thành rãnh, sâu 25-30 cm, rộng 25-30 cm. Rồi bón vào đó 30-50 kg phân hữu cơ tốt, ủ hoai, rồi tưới nước và lấp đi. Điều này giúp cho cây có đủ dinh dưỡng.
-
Bón phân đúng cách tránh hồng rụng quả
– Cây dưới 5-6 tuổi thì bón 5 kg N + 20 kg P2O và 30 kg K2O cho một héc ta.
– Cây 5-10 tuổi cho 5-6 tấn quả/ha thì bón 100 kg N + 60 kg P2O và 80 kg K2O
– Cây 15 tuổi trở lên cho 20 tấn/ha bón 265 kg N + 120 kg P2O và 160 kg K2O đào rãnh như bón phân hữu cơ.
Trích dẫn từ nongnghiepvui.com
Thanh Vân