Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Với mô hình này không cần phải đầu tư quá nhiều; nhưng năng suất đạt có thể đạt từ 600 đến 650 kg/ha/vụ.
Cua biển (Forskl) còn gọi là cua xanh, cua có mặt ở xung quanh Việt Nam như Trung Quốc; các nước ASEAN, Ấn Độ… Cua ưa sống nơi có nhiều mùn bã hữu cơ; ở vùng biển nông, eo vịnh, các cửa sông … Chúng có thể ăn thịt lẫn nhau nếu như hết thức ăn.
Mục lục
Lý do triển khai mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn
Triển khai mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn; với mục tiêu tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế của hình thức nuôi cua biển trong vùng cửa sông ven biển, các ao, đầm nước lợ. Đồng thời tránh gây ô nhiễm; bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Bên cạnh đó, với hình thức nuôi cua biển ở vùng ven biển cửa song, trong các ao đầm, nước lợ; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái vùng triều, cửa sông ven biển. Trong quá trình nuôi cua biển trong ao, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản ven bờ và gia tăng áp lực khai thác tôm, cá nhỏ. Vì hầu hết chúng sử dụng phần lớn thức ăn là tôm, cá tạp; tính chủ động thấp, hệ số chuyển đổi cao.
Ngoài ra, việc bổ sung một số loài nhuyễn thể sống làm thức ăn cho cua như: vẹm, don, dắt, hầu, hà…Trong điều kiện nước ao nuôi ít được trao đổi; loại thức ăn này sẽ chết, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi nếu như cua ăn không hết lượng thức ăn này.
Chính vì lý do đó người dân triển khai mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; mà còn góp phần tích cực vào việc xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản. Gắn liền với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển.
Hướng dẫn nuôi cua biển trong rừng ngập mặn
Cách nuôi cua biển trong rừng ngập mặn không cần đầu tư nhiều; năng suất đạt 600-650kg/ha/vụ. Sau đây là một vài chỉ dẫn:
Vùng nuôi: Có nước mặn thường xuyên, độ mặn 10-25%o, nhiệt độ thích hợp 25-30oC. Không có nguồn nước ô nhiễm, tránh bão lớn, lũ lụt, sự xói mòn.
Quây lưới, đăng: Đăng chắn theo địa hình cụ thể từng nơi, có thể theo hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích 0,5-1ha, mức nước sâu lúc cao triều từ 0,8-1m; lúc triều cạn phải bảo đảm tối thiểu một nửa diện tích vùng có mức nước sâu 20-30cm. Mép trên của lưới có tấm nilon cao 50cm để cua không bò trốn. Chân lưới cắm sâu xuống bùn 50-70cm. Mức nước sâu nên duy trì 0,8-1m. Có cầu qua khu quây lưới để dễ dàng chăm sóc và cho ăn.
Chuẩn bị vùng nuôi: Rút cạn nước khi triều thấp nhất để diệt các địch hại của cua. Vùng nước không tháo cạn được thì dùng amonium sulfate 0,1kg/m2 và vôi sống (Ca0) 0,5kg/m2. Cũng có thể dùng dễ cây ruốc cá có chứa rêtênon 0,5-2g/m3 nước để diệt các địch hại của cua.
Giống: Có đủ để thả cho 1 ha, mật độ thả: 5.000-10.000 con cỡ 30-40g/con hoặc chiều dài mai cua từ 5-10cm. Thả vào sáng sớm hay chiều mát khi nước triều lên.
Thức ăn: Băm cá tạp hay nội tạng ốc sên… cho cua ăn, lượng cho ăn hằng ngày bằng 6-10% trọng lượng cua. Cho ăn sáng, chiều.
Cua đạt thương phẩm
Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới quây. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, độ mặn, nhiệt độ, độ pH khi nước triều thay đổi.
Thu hoạch: Nuôi sau ba tháng cua đạt cỡ 200g; thu hoạch bằng cách bắt tỉa (khi triều thấp) chọn những con cua béo, đủ cỡ. Thu vét có thể dùng cào lúc triều lên.
Trích dẫn từ nongnghiep.farmvina.com
Thùy Vân