
Tuy không có chiều cao vượt trội như những người anh em của mình nhưng chuối lùn lại có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với cây chuối khác như quả to, dày, đặc biệt là hương vị thơm ngon.
Chuối lùn được biết có xuất xứ Nam Mỹ được nhập vào nước ta từ nhiều năm nay, và rất dễ thích nghi. Cây sinh trưởng và phát triển dưới nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Tính tới từ thời gian trồng cây này chỉ mất 16 tháng để ra quả.
Điểm nổi bật của giống chuối lùn này là quả to, chắc, vỏ dày. Khi trưởng thành, toàn bộ buồng sẽ có màu vàng tươi. Khi ăn quả có cùi dày, vị ngọt đậm hơn và thơm hơn các giống chuối khác ảu địa phương. Với hương vị ngọt ngào như vậy nên các cơ sở sản xuất kẹo, mứt đều thích sử dụng chuối lùn để tạo ra loại chuối có giá trị dinh dưỡng cao.
Mục lục
Những ưu điểm của cây chuối lùn

Do chiều cao thấp nên rất tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Chiều cao thấp khiến chuối lùn chống gió bão tốt hơn những người anh em cao lớn của mình.
Cho thời gian thu hoạch ngắn ( chỉ khoảng 16 tháng ) và cho năng suất khá cao. Khoảng 60kg/buồng.
Cây cho chất lượng quả thơm ngon hơn những giống chuối khác do đó giá bán cao hơn.
Có khả năng phòng chống được nhiều loại sâu bệnh mà chuối ta thường mắc phải .
Chính vì những ưu điểm tuyệt vời này của chuối lùn mà hiện nay nhiều vùng đã chuyển dần từ giống chuối thông thường sang trồng chuối lùn để tăng năng suất và giá trị kinh tế.
Thời vụ trồng chuối lùn
Điểm đặc biệt so với các giống khác là cây chuối lùn có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thích hợp nhất bạn nên trồng vào tháng 2 âm lịch. Điều kiện khí hậu thời điểm này là hoàn hảo cho chuối lùn phát triển đồng thời sẽ cho thu hoạch vào dịp tết.
Cách chọn giống đúng chuẩn
Giống chuối lùn thường được nhân giống bằng phương pháp nhân chống vô tính theo kiểu nuôi cấy mô. Tuy nhiên bạn cũng có thể nhân giống chuối bằng việc tách những cây con ra khỏi cây mẹ.
Dù chọn giống bằng cách nào đi nữa cũng cần phải chọn những cây khỏe mạnh có từ 6 lá mầm trở lên và chiều cao khoảng 60cm. Cây hoàn toàn không bị sâu bệnh hại và phải được rửa sạch hoặc ngâm thuốc phòng trừ sau bệnh trước khi trồng.
Cách làm hố và trồng chuối lùn
Đất trồng: Loại đất phù hợp nhất với giống chuối lùn này là đất phù sa màu mỡ hoặc đất thịt nhẹ có chế độ thoát nước tốt.
Đào hố: Với việc trồng cây bắt buộc bạn phải đào hố và bón lót trước đó 1 tháng. Hố trồng nên có kích thước khoảng 50x60x60cm. Hàng cách hàng khoảng 2m. Bón lót trước cho hố lượng 30kg phân chồng hoai mục và 1kg phân NPK + vôi bột.
Trồng cây: Sau khi chuẩn bị hố trồng 1 tháng và chọn được những cây giống khỏe mạnh nhất bạn tiến hành trồng chuối. Chọn ngày mát mẻ không nắng để trồng. Dùng cuốc đào một hố vừa bằng bầu đất. Cho bầu đất chứa cây xuống và lấp đất lên phần gốc và lèn chặt lại để cố định chuối thẳng không bị đổ. Trồng xong tưới nước ngay cho cây và duy trì việc tưới nước 2 ngày 1 lần trong 1 tháng đầu sau khi mới trồng.
Cách chăm sóc chuối lùn

Xử lý mầm cây
Từ những gốc chuối đã trồng sẽ cho ra nhiều cây con. Các loại chuối khác có thể để 2 – 3 đọt nhưng khi trồng chuối lùn bà con chỉ nên để 1 đọt và thường xuyên tỉa bớt chồi để thân chính hút dinh dưỡng, giảm sâu bệnh.
Khi tỉa, dùng dao cắt bỏ phần nhọn, mũi nhọn xuống dọc theo gốc.
Bà con không nên lấy mầm cây ở cây mẹ chưa cho buồng, vì đào rễ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất ra quả của cây mẹ.
Khi thân chính sai 2-3 buồng, bà con nên ươm cây giống để trồng mở rộng diện tích, thay thế dần gốc cũ.
Trồng dặm
Trồng dặm chuối là một công nghệ quan trọng để trồng chuối lùn. Khoảng 1 tháng sau khi trồng chuối nếu thấy cây phát triển không tốt, thân cây phát triển không tốt, lá héo hoặc chết thì bà con cần tiến hành trồng bổ sung để cây phát triển đồng đều với vườn trước.
Ngoài ra, bà con cũng có thể dùng dao cắt ngang thân cách gốc 20-30 cm để cây ra lá non và rễ.
Bón phân
Quá trình bón phân của chuối lùn được chia làm hai giai đoạn:
Bón phân cơ bản: Trên cơ sở đào hố bón lót một lượng nhất định để bón lót cơ bản.
Bón thúc: Thường xuyên và định kỳ để chăm sóc cho cây ra hoa kết trái.
Tưới nước
Cây chuối cần nhiều nước, nhất là thời kỳ ra hoa và đậu quả. Trong ba tháng đầu mới trồng, bà con phải tưới ngày một lần, khi trưởng thành có thể tưới hai lần một tuần tùy theo điều kiện thời tiết cụ thể. Bà con cũng có thể thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước.
Cắt tỉa
Thường xuyên cắt tỉa lá già, lá héo, sâu bệnh, tạo sự thông thoáng cho vườn cây, giúp lá cây quang hợp tốt, cây sinh trưởng khỏe, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh.
Tiếp tục tiến hành tỉa những bắp và trái trên cây. Chỉ cho 1 buồng khoảng 10-13 chùm để trái to và năng suất cao hơn.
Tỉa vào buổi chiều mát và không có gió để tránh làm rụng nhựa cây. Sau khi cắt xong, tốt nhất bạn nên dùng tro sạch bôi lên vết cắt để vết cắt nhanh khô, lành mà không bị chảy nhựa.
Làm cây chống buồng chuối
Thân chuối rất giòn và nhiều nước nên khi thân chuối lớn bà con cần làm giàn đỡ để chống gió.
Một tháng sau kể từ khi cây ra buồng, cần là buồng chống cho cây.
Dùng 2 cây cột bằng tre hoặc gỗ chắc chắn bắt chéo nhau ở đầu; rồi dùng thép buộc chặt thành hình chữ V ngược.
Tiếp tục buộc một chiếc cọc gỗ / tre ngang nối với chiếc cọc hình chữ V và đóng vào từng buồng chuối.
Phòng trừ sâu bệnh
Chuối lùn là một giống chuối mới có khả năng kháng bệnh và sâu bệnh cao. Tuy nhiên, trong quá trình trồng, giống chuối mày cũng dễ bị sâu bệnh hại. Lúc đó, tùy vào tình hình, bà con có thể chọn những giải pháp phù hợp với cây nhà mình.
Thu hoạch chuối lùn
Chiều cao của chuối lùn hạn chế nên rất dễ thu hoạch; tuy nhiên bà con vẫn nên dùng thang cắt toàn bộ buồng rồi nhẹ nhàng đặt xuống để tránh dập nát trái.
Buồng chuối sau khi cắt xong, họ úp ngược vào chỗ mát cho ráo nhựa rồi đem bán.
Trích dẫn từ Kythuatnuoitrong.edu.vn
Bích Oanh