
Cầy hương dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao. Là loại động vật hoang dã thuộc Phụ lục III của Cites. Sau đây là những thông tin về cầy hơn để bà con hiểu rõ hơn về loại động này và kỹ thuật nuôi cầy hương an toàn và đem lại hiệu quả cao, chất lượng tốt.
Mời bà con xem ngay ở bài viết dưới đây của PQM.VN để cập nhập cho mình những kiến thức bổ ích nhé.
Mục lục
Những thông tin có thể bạn chưa biết về cầy hương
Cầy hương sinh sống và phân bố chủ yếu ở các khu vực như: Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam cầy hương đã được tìm thấy ở hầu khắp các tỉnh miền núi và miền Trung.
Ngoài tự nhiên, cầy hương sống đơn độc trên núi, ven suối, ven rừng và bụi rậm trên sườn núi. Thời điểm sinh sản của cầy hương rơi và khoảng tháng 4, 5, 6 và mỗi năm cầy hương chỉ sinh một lần, mỗi con 3-5 con. Nó thường đẻ vào các hố tự đào hoặc các hốc cây, lỗ nhỏ. Tuổi thọ của cầy hương có thể kéo dài khoảng 8-9 năm.
Ngoài ra, cầy hương còn được biết là một loài động vật có vú nhỏ, nặng từ 2-5 kg. Thân mảnh dài 54-63 cm. Bộ lông màu xám vàng với các đốm đen dọc sống lưng và các sọc màu nâu hoặc đen từ vai đến hông. Đuôi dài 30-43 cm và có 7 mảng màu nâu sẫm. Đầu dài, mũi nhọn và nó có khoảng 36-40 chiếc răng. Chân ngắn và có năm ngón chân.
Ở con đực có các tuyến phóng xạ giữa hậu môn và tinh hoàn. Xạ hương là một loại dược liệu quý, có vị cay, tính ấm, có tác dụng khai vị, thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, giảm đau, thông lâm. Tuy nhiên túi thơm của cầy hương trong chăn nuôi không thơm bằng cầy hương trong tự nhiên. Thịt cầy mềm, thơm, ngọt và ngon, da và xương được dùng làm thuốc đông y.
Mô hình chăn nuôi cầy hương
Vấn đề chuồng trại
Chuồng nuôi cầy hương nên làm theo hướng đông nam, cao ráo, lợp ngói, thông thoáng, đảm bảo đông ấm, hè mát.
Chuồng nuôi phân thành 2 – 3 tầng. Mỗi tầng cao 70 – 80 cm. Nền tầng bằng bê tông dốc khoảng 5 – 6 độ để thoát nước. Trên nền đặt các cũi bưng kín bằng lưới B40 hay bằng tre, có cài then chắn chắn để chồn không chui ra được. Cũi có kích thước: dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,5 m, có 4 – 6 chân cao 0,2 m. Đáy cũi đan bằng nan sắt hay tre, gỗ chắc chắn, các nan cách nhau 7 – 10 cm để phân dễ lọt xuống nền.
Phương pháp chọn giống và lựa chọn thời điểm nuôi
Thông thường thả cầy hương vào tháng 2 – 3.
Chọn cầy hương giống nặng từ 1,0 – 1,5 kg/con, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không bị thương tật, lông mượt.
Thu, bán vào tháng 6 – 8, khi cầy đạt cân nặng 4 – 6 kg.
Cầy hương tăng trọng nhanh, có thể đạt 0,7 – 1,0 kg/con/tháng.
Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cầy hương
Trong tự nhiên, cầy hương hoạt động và ăn chủ yếu vào ban đêm. Khi nuôi nên cho ăn bữa tối là chính, bữa sáng là phụ. Thức ăn chính của cầy hương là: côn trùng, chuột, chim, rắn, nhông, kiến, mối, trứng chim, một số loại quả và rễ cây.
Tập cho cầy hương ăn thức ăn mới phải tiến hành từ từ, kiên trì.
Có thể cho cầy nhịn đói 1 – 2 ngày, rồi cho ăn chuối chín bóc vỏ (1 – 2 quả/ 1 bữa) trộn lẫn với cháo đường nấu nhuyễn (ngọt như nấu chè) khoảng 4 – 5 bữa. Nghiền nhuyễn chuối với cháo đường cho ăn tiếp trong 1 – 2 ngày. Khi cầy chịu ăn no, cho ăn cháo đường trước, hoa quả ăn bổ sung sau. Sau đó cho cầy ăn cháo đường ninh nhừ với phụ phẩm thịt heo, chó, mèo, cá, hoặc cám gà đậm đặc, bổ sung thêm vitamin tổng hợp để cầy mau lớn.
Ngoài việc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn ôi thiu, hàng ngày còn cần phải dọn vệ sinh chuồng trại để đảm bảo chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường nuôi, cầy sẽ phát triển tốt và không bệnh tật.
Cầy hương khi nuôi thuần dưỡng ngoan hiền như mèo, quanh quẩn gần chuồng. Nhưng khi đẻ thì chúng rất dữ. Cầy hương nuôi thuần dưỡng có thể đẻ 2 lần 1 năm, mỗi lần từ 2 – 5 con. Cầy hương con rất khỏe, ít bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh và cách điều trị một số bệnh ở cầy hương
Bệnh tiêu chảy (phân lỏng, không thành khuôn, nhiều nước): Cầy hương thường bị tiêu chảy khi mới thay đổi thức ăn. Nên phòng ngừa và điều trị bằng cách trộn thuốc chữa tiêu chảy vào thức ăn mới.
Bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng): điều trị bằng các loại thuốc thú y phòng chữa cho gia súc, gia cầm.
Đó là tất cả những thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi cầy hương PQM.VN mong muốn thông tin đến bà con. Chúc bà con thành công trong công cuộc chăn nuôi của mình.
Trích dẫn từ Kythuatnuoitrong.edu.vn
Bích Oanh