Kỹ thuật trồng lựu sai quả đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hướng dẫn trồng lựu sai quả đem lại hiệu quả kinh tế cao
6 phút, 16 giây để đọc.

Để trồng lựu là một điều không khó, tuy nhiên, nếu muốn lựu ra nhiều quả thì lại cần phải chú ý một số điểm và nắm được kỹ thuật trồng lựu sai quả dưới đây.

Tìm hiểu về cây lựu

Đặc điểm của cây

Phương pháp trồng lựu sai quả đem lại hiệu quả kinh tế cao

Lựu là loại cây ăn quả, thuộc loại cây thân gỗ, cao trung bình từ 5-8m, là loại cây thích hợp với ánh sáng vừa đủ, có giá trị kinh tế cao.

Thân cây lựu được biết có tiết diện hình trụ tròn, màu xám, trên thân có nhiều nhánh nhỏ, ngọn dài, thường rũ xuống trông rất yếu. Bởi đây là cây lâu năm, cho nên cành càng lớn càng dài và các chi nhánh hình thành có bụi dày.

Lá cây lựu là lá đơn, màu xanh bóng, nhẵn, mọc đối xứng từ thân và cành, lá ngắn, cuộn lại, dài khoảng 3-4cm, nhọn ở đầu lá, ở chính giữa phình ra. Lá nhiều gân nhỏ nổi rõ trên lá.

Hoa lựu thường mọc ở đầu cành hoặc nách lá, hoa có khi mọc đơn lẻ hoặc thành chùm, hoa màu đỏ sẫm, thường có 5 cánh, hoa lưỡng tính có nhiều nhị, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau.

Quả hình thành vào cuối thời kỳ ra hoa. Quả cây lựu to tròn, đường kính 8-10cm, lúc đầu có 4-5 lá đài, quả màu đỏ khi chín. Khi quả chín có màu vàng tím, vỏ dày, cứng, có nhiều hạt tách thành từng lớp bên trong.

Vỏ lựu màu trắng hồng, hạt căng mọng, nhiều nước ngọt thơm ngon.

Công dụng của cây lựu

Quả của cây lựu có thể chữa được bệnh lao phổi, viêm phế quản ở người già, trẻ em ăn không tiêu hoặc nhiễm ký sinh trùng. Tùy theo thể bệnh mà chúng ta có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến với liều lượng khác nhau.

Lá cây chữa ghẻ lở, lở loét, dùng lá đắp trực tiếp lên vết thương rất hiệu quả.

Vỏ cây lựu hay vỏ thân cây cũng có thể chữa đau răng bằng cách sắc lấy nước và ngậm vào chỗ đau, ngậm một lúc sẽ khỏi.

Quy trình trồng lựu đúng chuẩn thu nhiều quả

Phương pháp trồng lựu sai quả đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bước 1

Tách bỏ phần hột với phần hạt mọng nước, sau đó rửa sạch và để ráo.

Bước 2

Đặt những hột lựu vừa để ráo lên một tấm khăn giấy ẩm và cuộn lại.

Bước 3

Đặt các cuộn giấy ẩm có chứa hạt giống lựu vào trong những túi bóng và để chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải.

Bước 4

Kiểm tra độ nảy mầm của những túi hạt giống sau khi để khoảng 10 ngày.

Bước 5

Đặt những hạt giống đã nảy mầm vào khay đựng sẵn đất, tạo những lỗ nhỏ và đặt các hạt mầm xuống đó. Dùng đất phủ kín bề mặt hạt. Thường xuyên tưới nước và luôn giữ ẩm cho đất để cây lựu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Lưu ý: Đặt khay chứa hạt mầm dưới ánh sáng đèn sưởi hoặc để ra nơi cửa sổ để đảm bảo cây có đầy đủ ánh sáng để phát triển.

Sau 6 tuần cây bắt đầu phát triển đạt từ 8 đến 10 cm. Sau 3 tháng kể từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao khoảng 15 đến 20 cm

Cây lớn lên đòi hỏi phải được chuyển sang chậu lớn hơn.

Thời điểm cây sẽ đủ tiêu chuẩn để bạn nên cho chúng sống ở một nơi rộng rãi hơn như chậu lớn hay ra hẳn ngoài vườn.

Với những người thích trồng cây lựu trong chậu để làm cảnh, bày chơi trong nhà thì nên chọn loại chậu không lớn. Bạn có thể cắt tỉa, tạo dáng đẹp cho cây theo sở thích của mình, loại bỏ những cành khó có khả năng ra trái.

Tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 lần/tháng bón cho cây một ít phân bón hữu cơ. Bị hạn chế về khoảng đất trồng trong chậu nên cây sẽ ra quả nhỏ, chỉ để ngắm chứ ăn sẽ không ngon.

Trường hợp trồng cây lựu để làm cảnh

Hướng dẫn trồng lựu sai quả đem lại hiệu quả kinh tế cao

Đối với kỹ thuật trồng lựu sai quả cho những người trồng cây lựu (chẳng hạn như cây cảnh); họ sẽ tiến hành cắt tỉa và tạo dáng cho cây sau khi cây lớn lên; cắt cách mặt đất 20-30 cm (2-3 tấc), để lại 2-4 cành để làm thế, xườn cây; sau đó được cắt và uốn cong. Còn người trồng vì mục đích kinh tế; thì chỉ chặt bỏ những cành yếu, để lại những cành khỏe, cho quả to. Việc cắt bỏ 3 cành để tạo cành to, khỏe mang lại năng suất cao; hoàn toàn khác với tư thế cắt tỉa của một nghệ nhân cây cảnh.

Lựu khi chín có màu đỏ hồng. Do đó, khi thấy vỏ có màu vàng hoặc ngã sang màu hường là hái. Dùng kéo cắt bỏ cuống, không nên dùng lực xé toạc vì lựu nhìn không ngon. Tránh thu hoạch khi còn ướt, vì quả sẽ bị nứt, mất giá trị kinh tế.

Sau khi hái lựu, bạn hãy để lựu lâu ngày trong hộp mùn cưa; trong quá trình vận chuyển vui lòng bọc trong giấy lụa mỏng; để quả lựu không bị dập và có nguy cơ làm hỏng quả.

Việc thu hái và bảo quản phải được thực hiện cẩn thận, vì lựu là loại cây ăn quả được coi là có giá trị thị trường, loại quả này được ưa chuộng vì độ ngon và dinh dưỡng.

Một lưu ý khi tự trồng lựu tại nhà, đó là bạn nên thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn để cây ra hoa và quả nhiều hơn.

Những điều cần lưu ý để lựu sai quả

Cần cho cây tiếp xúc với ánh sáng đầy đủ

Cây lựu tuy được biết là loài cây ăn quả ưa ánh sáng và nhiệt độ cao; nhưng lại không chịu úng nước nên khi trồng bạn cần chú ý độ ẩm đất sao cho phù hợp với cây. Đặc biệt là trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới vừa phải; nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Có chế độ bón phân đúng chuẩn

Cây lựu là một trong những loại cây ưa phân bón; tuy nhiên khi trồng lựu trong chậu bạn không nên bón quá nhiều đạm sẽ chỉ khiến cành phát triển và mọc dài cây sẽ không ra hoa, kết trái. Các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi…(15-20 ngày / lần) rất thích hợp cho việc trồng lựu. Lưu ý, chọn loại phân NPK có tỷ lệ P và K cao để thúc cây lựu trong giai đoạn ra hoa và đậu quả .

Thực hiện quá trình tỉa cây vừa phải

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu; để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

Chúc các bạn thành công với kỹ thuật trồng lựu sai quả như trên nhé.

Trích dẫn từ Kythuatnuoitrong.edu.vn

Bích Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

bưởi da xanh có tép bưởi hồng

Phương pháp trồng bưởi da xanh khỏe mạnh

Bưởi da xanh thường hay bị căn bệnh xì mủ. Vậy phải làm sao để bảo vệ cây trồng? Hãy …
Xem Chi Tiết
trồng quất dịp Tết giúp kiếm thêm thu nhập

[Phương pháp trồng trọt] Bí kíp trồng quất chất lượng

Nếu học được cách trồng quất như chúng tôi hướng dẫn sau đây, bạn sẽ có cây quất vô cùng …
Xem Chi Tiết
Chanh giấy không hạt có nhiều ưu điểm

Chanh giấy không hạt: bí kíp chăm sóc cho khoa học

Chanh giấy không hạt là một loại thực vật rất được ưa chuộng. Đặc tính không hạt của loại cây …
Xem Chi Tiết
cây chanh trồng nhiều ở gia đình

Hướng dẫn chăm sóc chanh đúng cách cho sai trái

Trồng và chăm sóc chanh đúng cách sẽ giúp cây sai trái. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp chăm chanh …
Xem Chi Tiết
cây điên điển có thể làm rau ăn

Hướng dấn trồng và chăm sóc giống cây điên điển

Hướng dẫn chăm sóc cây điên điển của PQM hôm nay chắc chắn sẽ giúp các bạn nhiều. Với kinh …
Xem Chi Tiết
chuối tây có màu rất đẹp

[Có thể bạn chưa biết] Mẹo trồng chuối tây đúng cách

Tiếp tục chuyên mục trồng chuối, bài viết trước chúng tôi chia sẻ cách trồng chuối lùn. Hôm nay, chúng …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết