Làm cách nào để phòng bệnh trùng mỏ neo ở cá nước ngọt?

Lernaea ký sinh trên nhiều loài cá nuôi nước ngọt của nhiều nước trên thế giới
4 phút, 51 giây để đọc.

Bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh trùng mỏ neo nói riêng là bệnh thường gặp trên các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá trôi, cá rô phi… Và các loại cá cảnh như: cá koi, cá chép nhật, cá rồng, cá chép koi, cá đĩa.. Việc phòng trị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, ký sinh trùng làm cho đàn cá nuôi khỏe mạnh mau lớn. Nguyên nhân bệnh trùng mỏ neo cá nước ngọt là gì? Việc phòng trị trùng mỏ neo như thế nào? Và dùng thuốc gì để trị trùng mỏ neo cho cá nước ngọt? là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bệnh trùng mỏ neo nói riêng là bệnh thường gặp trên các loại cá nuôi

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh: Trùng mỏ neo gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá. Khi mới nhiễm cá thường có biểu hiện khó chịu, bơi loạng choạng, bắt mồi chậm chạp,…

Biểu hiện bệnh

Khi cá bị ký sinh trùng Lernaea tấn công, biểu hiện ban đầu người nuôi có thể nhận thấy đó là cá khá khó chịu, lờ đờ, bơi loạng choạng, khó bắt mồi. Sở dĩ có tình trạng này là do ký sinh trùng đã dần lấy đi chất dinh dưỡng của cá, khiến cá yếu đi, nên bắt mồi không chính xác. Khi cá hương bị nhiễm thì biểu hiện sẽ là cơ thể bị cong, mất thăng bằng khi di chuyển trong nước.

Phần lớn các con cá bị nhiễm loại ký sinh trùng này sẽ giảm khả năng sinh sản. Do tuyến sinh dục của cá lúc này không phát triển tốt như cá không bị nhiễm ký sinh trùng. Thông thường, nếu 1 con cá chép có độ dài 2cm bị ký sinh 1 bên của cơ thể thì sẽ bơi nghiêng. Còn nếu từ 2 con ký sinh trùng nhiễm vào cá thì cá sẽ mất đi khả năng di chuyển và chết đi. Khi ký sinh trùng đi vào phần đầu của cá, nó sẽ chiếm đóng phần tổ chức của vật chủ; khiến sau phần đầu trở đi lơ lửng nên dễ bị các nhóm khác như tảo,nấm bám vào da; khiến cho da cá trở nên bẩn, dễ bệnh.

Các con cá bị nhiễm loại ký sinh trùng này sẽ giảm khả năng sinh sản

Ký sinh một số lượng lớn trong xoang miệng làm cho miệng không đóng kín được; cá không bắt được thức ăn và chết. Lernaea ký sinh trên da, vây cá mè, cá trắm, cá chép và nhiều loài cá nước ngọt. Nhất là đối với cá vẩy nhỏ, cá còn non vẩy còn mềm; làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét; tế bào hồng cầu bị thẩm thấu ra ngoài, tế bào bạch cầu ở trong tổ chức tăng; sắc tố da biến nhạt. Khi tổ chức bị viêm loét, mở đường cho vi khuẩn, các ký sinh trùng khác xâm nhập cá.

Cách lây bệnh

Lernaea ký sinh trên nhiều loài cá nuôi nước ngọt của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta Lernaea ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt; ở các lứa tuổi khác nhau, lưu hành rộng rãi trong các thuỷ vực cả nước. Nhiệt độ phát triển thích hợp là 18-300C. Trong một số’ cơ sở sản xuất và nuôi cá, Lernaea ký sinh trên các loài cá nuôi với tỷ lệ. Và cường độ cảm nhiễm khá cao. Gây nhiều tổn hại cho sản xuất, đặc biệt ở các trại ương nuôi cá giống.

Theo Hà Ký, 1961 bệnh Lernaeosis và một số bệnh khác đã làm chết 3 vạn cá hương mè hoa và trắm cỏ của Trung Quốc mới nhập vào nước ta nuôi ở trại cá Nhật Tân. Tháng 5/1969 hàng lọat mè trắng cỡ 12-15 cm ở hợp tác xã Tứ Hiệp-Hà Nội đã bị chết do Lernaea ký sinh. Năm 1982 ,100 ao ương nuôi cá của tỉnh Đắc Lắc, Bình Định cá mè, cá trắm cỏ bị nhiễm Lernaea. Tỷ lệ từ 70-80%, cường độ 5-20 trùng trên cơ thể cá. Thậm chí có con cá đếm được 80 trùng.

Bệnh lý

Bằng mắt thường có thể nhìn thấy trùng mỏ neo bám trên thân, vây và xoang mang, xoang miệng.

Cách phòng ngừa

+ Giữ nước ao sạch, không dùng nguồn nước ở các ao cá bệnh đưa vào ao nuôi cá. Vì trong các ao đó có nhiều ấu trùng Nauplius và Metanauplius sống tự do.

+ Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với số’ lượng 0,2-0,3 kg/m3 nước; để diệt ấu trùng Lernaea.

Phương pháp điều trị

+ Dùng lá xoan 0,4-0,5 Kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Do lá xoan phân hủy nhanh tiêu hao nhiều ô xy và thải khí độc. Nhất là mùa hè nhiệt độ cao. Do đó phải theo dõi cấp nước kịp thời khi thiết.

+ Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10-12 ppm tắm từ 1-2 giờ, ở nhiệt độ 20-30oC.

+ Do một số loài cá có khả năng miễn dịch với từng loài Lernaea. Bởi vì một số loài Lernaea có đặc tính chọn lọc ký chủ cao. Do đó chúng ta có thể thay đổi đối tượng cá nuôi, trùng khômg tìm được ký chủ sẽ không phát triển. Qua nghiên cứu bệnh Lernaeosis thường sau khi cá cảm nhiễm có khả năng miễn dịch khoảng một năm. ên có thể dùng phương pháp nhân tạo để miễn dịch cho cá giống.

Trích dẫn từ anhsaovet.com.vn

Nguyễn Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết