Làm thế nào để giúp người nuôi phòng bệnh virus mùa xuân ở cá chép?

Làm thế nào để giúp người nuôi phòng bệnh virus mùa xuân ở cá chép?
4 phút, 55 giây để đọc.

Bệnh virus mùa xuân trên cá chép thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường giảm. Nhiệt độ nước nuôi cá thường  dưới 20 độ C. Đây là mức bà con nên thận trọng trong việc chăm sóc. Vì vi khuẩn, virus,.. giai đoạn này phát triển rất nhanh. Nếu nghiêm trọng hơn có thể gây cá chết hàng loạt. Bài viết này để giới thiệu với bà con dấu hiệu của bệnh virus mùa xuân trên cá chép; và kèm theo đó là biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Cụ thể sẽ giúp bà con hiểu được dấu hiệu bệnh bên ngoài và bên trong; giai đoạn cá hay bị bệnh; giải pháp cải tạo ao;  phương pháp cho ăn, bổ sung vitamin C,….

Mùa bệnh virus mùa đã đến

Miền bắc nước ta đang bước vào thời điểm giao giữa mùa xuân và mùa hè. Khoảng nhiệt độ ngày đêm từ 18 – 30 độ C là một trong những điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn, vi rút… phát triển. Chúng có thể gây bệnh cho động vật nuôi thủy sản. Trong đó đặc biệt nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá là bệnh virus mùa xuân trên cá chép.

Sau đây xin giới thiệu đến các hộ nuôi thủy sản nguyên nhân của bệnh virus mùa xuân trên cá chép. Cũng như biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho việc nuôi cá hiệu quả hơn.

Nguyên nhân

Bệnh virus mùa xuân trên cá chép do virus Rhabdovirus carpio. Đây là một dạng virus có hình que và một đầu tròn như đầu viên đạn. Chúng có độ dài từ  90  đến 180 nm và độ rộng từ  60  đến 90 nm. Chúng có thể gây bệnh ở nhiều loại cá, nhưng gây bệnh phổ biến nhất vẫn là cá chép. Với khí hậu thay đổi đột ngột, hay giao mùa là những thời điểm thuận lợi  cho loại virus này hoạt động. Chúng hoạt động tốt trong thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp.  Bên cạnh đó, môi trường sống của cá ô nhiễm, không đủ dinh dưỡng, hay nuôi quá nhiều cá,… Cũng có thể khiến cá giảm sức khoẻ, sức đề kháng. Dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. 

Bệnh virus mùa xuân trên cá chép do virus Rhabdovirus carpio gây ra
Bệnh virus mùa xuân trên cá chép do virus Rhabdovirus carpio gây ra

Biểu hiện bệnh virus mùa

Nếu người nuôi phát hiện cá tẻ đàn, bơi sát mặt nước, khó thở, bơi chao đảo,  đỏ mắt; thì người nuôi cần lưu ý hơn. Bên cạnh đó, còn các biểu hiện như cơ thể có màu tối, những chỗ viêm có nhiều chất nhầy, mắt lồi nhẹ, mang nhợt nhạt; các tơ mang dính kết lại, bụng chướng to, có máu loãng chảy ra từ hậu môn. Bệnh nặng cá chết nổi hoặc chết chìm ở tầng đáy. Giải phẫu bên trong thấy nội tạng xuất huyết, bóng hơi xuất huyết và teo dần một ngăn. Bụng chứa nhiều dịch nhờn, ruột chướng hơi, tụy bị sưng. Khi cá bị bệnh nặng nội tạng thường nhũn ra. 

Cách phòng và điều trị bệnh

Hiện nay, đã có vaccine điều trị bệnh này nhưng hiệu quả còn thấp và chi phí điều trị cao. Để giảm thiệt hại, nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng; người nuôi cần chú ý áp dụng các biện phòng bệnh từ ban đầu và trong suốt quá trình nuôi.

Chọn giống: Mua giống ở các cơ sở có uy tín, cá giống đồng đều, khỏe mạnh, sạch bệnh. Trước khi thả cần tắm cho cá bằng muối ăn (NaCl) 1,5 – 2%; hoặc thuốc tím (KMnO4) 10 – 15 mg/l trong 5 – 10 phút.

Quản lý ao nuôi: Xử lý đáy ao bằng vôi bột 7 -10 kg/100 m2. Thả giống đúng thời vụ, không thả dày. Định kỳ 15 – 20 ngày thay nước. Thêm nước cho ao nuôi từ 20 – 30% lượng nước trong ao. Khử trùng ao nuôi bằng vôi bột với lượng 2 – 3 kg/100 m3 nước. Hoặc các loại hóa chất khử trùng sử dụng trong NTTS (Chlorine, Iodine…). Tạt muối xuống ao với lượng 2 kg/1.000 m³ nước. Những ao rộng có thể treo túi vôi hoặc muối tại điểm cho ăn. Áp dụng các biện pháp để tăng nhiệt độ cho nước ao nuôi vào mùa đông.

Hãy chăm sóc cá thật tốt
Hãy chăm sóc cá thật tốt

Chăm sóc: Cho cá ăn đầy đủ, đảm bảo để cá phát triển. Theo dõi sức ăn của cá, hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi. Định kỳ trộn Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Dùng chế phẩm sinh học như EMC, Bio-DW tạt xuống ao 1 – 2 lít/1.000 m³ theo chu kỳ 15 ngày/lần. Ngoài ra, có thể dùng EMC, tỏi trộn với thức ăn tinh cho cá ăn 3 – 4 ngày/tháng. Việc này cũng giúp cá tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh.

Sự can thiệp của thuốc

Khi phát hiện cá bị bệnh, người nuôi nên xử lý môi trường nước ao bằng BioIodine với liều lượng 1 lít/5.000 m3 nước ao nuôi. Hoặc Vicato 1/3.000 m3 nước ao. Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn như: Amoxicillin liều lượng 2 g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày. Lưu ý, ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi một nửa so với ngày thứ nhất. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp này không tiêu diệt virus. Mà thay vào đó tiêu diệt các tác nhân cơ hội như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có thể gây bệnh.

 Trích dẫn từ anhsaovet.com

Nguyễn Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết