
Việc phòng, chống bệnh cho động vật thủy sản sẽ được tiến hành dựa trên quy định tại Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT. Ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có hiệu lực từ ngày 4/8/2014.
Mục lục
Đặc điểm của động vật thủy sản
Động vật thủy sản (ĐVTS) nói chung và cá nuôi nói riêng; cũng như các loài động vật khác, thường xuyên bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau. Song môi trường sống của cá là nước; nên có những đặc điểm khác so với các loài động vật sống trên cạn. Cá bị bệnh thường rất khó phát hiện, đặc biệt trong giai đoạn sớm của bệnh. Thông thường khi phát hiện được bệnh dựa vào các dấu hiệu bệnh lý như lở loét, bỏ ăn…; thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trị bệnh thường kém hiệu quả. Vì vậy trong thực tế để hạn chế được sự bùng phát bệnh ở cá; không chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân lên cá; mà còn phải có các biện pháp quản lý môi trường nuôi tốt; nhằm kìm hãm sự phát triển của tác nhân và tăng cao sức khỏe vật nuôi.
Theo bộ luật, chủ của các cơ sở cung cấp con giống thủy sản phải có trách nhiệm trong việc thực hiện theo quy trình nuôi trồng thủy sản ở tại địa phương; cũng như tuân thủ các quy trình kỹ thuật và quy định của pháp luật về cung cấp con giống. Bên cạnh đó, phải đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn, sạch, hợp vệ sinh. Hệ thống nuôi con giống cũng phải thuận tiện cho việc đảm bảo vệ sinh.

Những điều cần lưu ý khác
Bên cạnh đó, giống bố mẹ cũng phải cam kết là có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu phát hiện thấy bố mẹ không khoẻ, bệnh,không đạt điều kiện sinh sản thì phải cách ly. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất và cung cấp giống ra thị trường phải đảm bảo con giống khoẻ mạnh.
Ngoài ra, chủ nuôi thủy sản phải tuân theo quy định về nuôi trồng thủy sản; và đảm bảo thực thi đúng với kế hoạch thả nuôi thuỷ sản; dưới sự hướng dẫn từ các cơ quan có trách nhiệm.
Thêm vào đó, chủ nuôi phải đảm bảo nguồn thức ăn, các chế phẩm sinh học; cũng như các loại thuốc hoặc hóa chất sử dụng trong nuôi trồng theo quy định. Đối với thức ăn tự chế, thức ăn tươi sống phải đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Khi thủy sản nuôi bị mắc bệnh phải xử lý nước, chất thải trong cơ sở nuôi đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh trước khi xả ra môi trường.

Điều trị thủy sản mắc bệnh
Trong trường hợp có dịch bệnh, chủ cơ sở nuôi cần chủ động điều trị thủy sản mắc bệnh; dưới sự hướng dẫn của Chi cục Thú y; và chỉ sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
Khi có ổ dịch, chủ nuôi thu hoạch thủy sản phải thông báo với Trạm Thú y về thông tin; như: mục đích sử dụng, các biện pháp xử lý, kế hoạch thực hiện; cũng như biện pháp giám sát việc sử dụng thủy sản mắc bệnh.
Đặc biệt, không được sử dụng thủy sản mắc bệnh làm giống; cũng như thức ăn tươi sống cho thủy sản khác. Chỉ vận chuyển thủy sản đến các cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến; và cơ sở này phải đảm bảo phòng bệnh và chịu trách nhiệm về an toàn dịch bệnh trong quá trình sơ chế, chế biến…
Về khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch; theo Thông tư nêu rõ, chủ cơ sở thực hiện khử trùng nước trong bể, ao, đầm. Khử trùng công cụ, lồng nuôi, xử lý nền đáy, diệt giáp xác. Và các vật chủ trung gian truyền bệnh. Bằng hóa chất được phép sử dụng sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy thủy sản. Đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Chủ cở sở nuôi được hưởng hỗ trợ của nhà nước về phòng bệnh, chống dịch theo quy định hiện hành.
Trích dẫn từ chephamsinhhoc.net
Nguyễn Nhung