Ngày càng có nhiều mô hình nuôi chim bồ câu để lấy trứng, lấy thịt,… Với chim bồ câu, người ta sẽ nuôi thành đàn lớn, có khi có đến hàng trăm cặp chim. Vì thế nên nếu bị bệnh, rủi ro cả đàn ảnh hưởng là rất lớn. Xét về bệnh ở chim bồ câu, có lẽ bệnh đậu là phổ biến nhất. Bệnh lây nhiễm cực nhanh và diễn biến phức tạp. Nếu không ứng biến kịp thời có thể gây hậu quả khôn lường. Thậm chí tổn hại cả đàn chim bồ câu.
Mục lục
Bệnh đậu thường đến vào thời gian nào?
Nhìn chung, bệnh đậu không kén thời gian. Mà thời điểm chúng dễ sinh sôi nảy nở nhất là vào mùa xuân đến mùa hè. Lúc này, ở miền Nam, nhiệt độ lẫn độ ẩm đều lên cao. Môi trường này rất thích hợp cho các loài muỗi sinh sống. Muỗi lại chính là nguyên nhân lan truyền bệnh đậu nguy hiểm nhất.
Tìm hiểu đặc điểm của bệnh đậu
+ Bệnh đầu là do virus gây ra. Chúng sẽ hình thành những mụn hình đậu. Mụn thường tập trung ở các bộ phận cơ thể không có lông như chân, vùng gần mắt, mào, tích,.. Bệnh có thể xảy ra ở mọi loại gia cầm. Chúng có khả năng lây nhiễm từ loài này sang loài khác.
+ Gây tỷ lệ chết cao cho gà con, chim non.
+ Bệnh xảy ra nhiều vào mùa xuân, mùa thu.
Triệu chứng của bệnh
+ Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông (mào, tích, xung quanh mắt, chân, mặt trong cánh).
+ Mụn có màu sắc khác nhau, từ màu trắng trong, màu hồng thẫm rồi chuyển sang màu xám.
+ Mụn đậu khô dần, đóng vảy, tạo thành nốt sẹo có màu vàng xám.
Trường hợp mụn ở mắt làm cho chim bồ câu bị mù.
Đường lây lan của bệnh
+ Chủ yếu qua các vết xây xát ở vùng da không có lông.
+ Lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe.
+ Do muỗi đốt và truyền mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.
Nhận dạng bệnh tích
* Dạng hầu họng
Bệnh tích: mụn đậu mọc trên niêm mạc miệng, thực quản
+Thường xảy ra ở chim bồ câu non.
+Gây các vết loét ở miệng, họng.
+Làm cho chim bồ câu khó ăn, khó thở rồi chết.
+Trong miệng và họng có lớp màng giả màu vàng xám.
+Chim bồ câu dễ bị nhiễm vi khuẩn kế phát.
Điều trị bệnh
+ Cạy mụn đậu và cạo hết bã đậu sau đó bôi dung dịch Glyxerin i-ốt, 1% Xanh Metylen lên mụn đậu (bôi hàng ngày), ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
+ Trường hợp chim bồ câu bị đậu ở niêm mạc miệng, có thể dùng thuốc sát trùng nhẹ như a-xít bô-ríc 3%.
+ Bổ sung thêm vitamin, đặc biệt vitamin A. Nếu bệnh nặng cần bổ sung thêm kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
+ Các chất thải của chim bồ câu, ổ đẻ cần đốt hết.
+ Phun sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian chim bồ câu bị bệnh.
+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng (cho ăn, uống tốt, bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực) để tăng sức đề kháng cho chim bồ câu.
Làm thế nào để ngừa bệnh?
+ Phòng bệnh bằng chủng vaccine đậu gà.
+ Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, dùng thuốc diệt côn trùng theo định kỳ.
Chủng ngừa cho chim con từ 7 – 10 ngày tuổi bằng vaccine đậu bồ câu Pigeon Pox đậu nhược độc. Dùng kim đâm qua màng cánh để chủng đậu, sau 5 ngày cần kiểm tra lại vết chủng, nếu thấy vết chủng không cương to như hạt tấm thì phải chủng lại lần hai.
Ở Việt Nam hiện nay, do không có vacxin đậu bồ câu nên người chăn nuôi thường dùng vacxin đậu gà để chủng cho bồ câu nên hiệu quả phòng bệnh không cao do chủng virus gây bệnh trên gà và bồ câu là khác nhau.
Xem thêm tin tức về kỹ năng chăn nuôi gia cầm tại đây.
Trích dẫn từ kythuatnuoitrong.vn
Hồng Minh