Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện rất tốt cho ếch sinh sống và phát triển. Những côn trùng hại lúa đều là nguồn thức ăn mà ếch ưa thích…
Vì vậy, để được sức cạnh tranh cao trên thị trường và đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất; đem lại nguồn lợi nhuận cao cũng cần lưu ý một số phương pháp chăm sóc phù hợp.
Mục lục
Đặc điểm sinh học
Môi trường nước sạch, không ô nhiễm là môi trường nuôi ếch thường thích sống. Có thể sử dụng nước sông, nước giếng hay nước ao hồ để nuôi ếch. Tuy nhiên phải với điều kiện độ mặn không quá 5‰; nhiệt độ nước tốt nhất 28 – 300C, pH nước trong khoảng 6,5 – 8,5. Ếch khá thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Chúng sợ rắn, chim, chuột, đặc biệt rất nhạy cảm với tàn thuốc lá; các loại kim loại nặng và các chất độc khác.
Vào mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa vụ sinh sản chính. Một lần sinh sản có số lượng trứng từ 1.000 – 4.000 trứng/ếch cái. Trong một năm ếch có thể đẻ từ 3 – 4 lần, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 – 4 tuần.
Chọn ruộng nuôi
Chọn ruộng để nuôi ếch phải có nguồn nước đầy đủ, cấp thoát nước thuận lợi. Có diện tích từ vài trăm đến vài nghìn m2, trong đó 2/3 diện tích để trồng lúa; còn lại trồng xen khoai nước hoặc sen. Nếu ruộng lúa và ao sen sát cạnh nhau có thể bao bờ chung, đào một hố bảo vệ rộng 1 – 2m2, sâu 50 – 60m, ở gần cửa cống thoát nước và xẻ mương bảo vệ rộng 30cm, sâu 50cm xung quanh ruộng lúa, nối liền hố với mương để ếch và nòng nọc có chỗ sinh sống khi tháo cạn phơi lúa. Bờ ruộng nên đắp rộng và cao, giữ độ sâu nước từ 6 – 15cm, nên trồng loại lúa ngắn ngày, khi gặt để lại gốc cho lúa nảy chồi.
Trước khi thả ếch phải rào lưới. Dùng 2 tấm lưới nilon khâu lại; độ cao 1,5m trở lên, chân lưới vùi sâu xuống đất trên 10cm. Lưới được buộc vào các cọc nẹp tre, gỗ làm giá đỡ, có thể dùng giấy tẩm dầu; tấm lợp xi măng hay xây tường gạch. Tuy nhiên cần chú ý vì những loại vật liệu này thông gió kém, dễ đổ, trôi… khi có mưa bão. Tại các chỗ cửa rào, cửa cống cấp thoát nước cần bịt bằng lưới nilon; mắt lưới to nhỏ tuỳ kích cỡ loại ếch nuôi.
Thả ếch
Khi nhiệt độ nước trên 18oC hoặc sau khi cấy lúa xong 10 ngày thì thả ếch (cỡ 20g/con) vào ruộng, mật độ thả 1.000 con/sào. Nên thả cùng cỡ trên một diện tích để tránh con lớn ăn con bé. Không thả nòng nọc ở ruộng vì sẽ bị lươn, côn trùng, ếch đồng, thuỷ sinh… ăn.
Nếu ruộng lúa ít côn trùng có thể mắc đèn bẫy sâu bọ, sau khi gặt lúa. Trời lạnh ít sâu bọ cho ếch ăn thêm tôm, cá nhỏ, giun… Ruộng nuôi ếch giữ nước sâu 6 – 15cm. Khi cần phơi nắng; tháo nước cạn dần để nòng nọc rút vào mương bảo vệ hoặc ruộng khoai, ao sen.
Chống nóng
Vào mùa hè, cây lúa còn nhỏ, ruộng không có gì che mát, nhiệt độ có khi lên tới 38 – 40oC; vượt quá mức thích nghi của ếch. Vì vậy cần cấy lúa chính vụ hay lúa sớm; khi gặt lúa cần để gốc rạ đều cho mọc lúa chét. Cạnh ruộng lúa nên trồng khoai, sen để ếch trú ẩn; hoặc lấy rơm rạ lợp vào một chỗ che mát trên mương để bảo vệ ếch.
Chăm sóc
Ruộng lúa nuôi ếch cần điều chỉnh mật độ cấy thích hợp, cải tiến kỹ thuật bón phân để giảm nhẹ nguồn bệnh. Không cần sử dụng đến thuốc trừ sâu, ếch vẫn có thể sinh trưởng và phát dục thuận lợi; không cần phơi ruộng hạn chế lúc đẻ nhánh. Ruộng nuôi ếch cần bón lượng phân lót nhiều hơn; giảm hay bỏ hẳn bón thúc để nâng cao hiệu quả bón phân, giảm tác hại cho ếch.
Lợi ích
Nuôi ếch một thời gian thì phần lớn côn trùng trong ruộng có ếch ít hơn; sẽ bớt bệnh hại lúa, nên cũng ít phải phun thuốc trừ sâu. Nếu có dùng nên chọn loại ít độc hoặc dồn ếch về khu ruộng khoai; sen để tránh độc vài ngày. Tốt nhất là không nên dùng.
Trích dẫn từ nongnghiep.farmvina.com
Thùy Vân