Theo số liệu từ các cảng, Brazil là một trong những nhà xuất khẩu lúa mì truyền thống lớn nhất thế giới. Hiện nước này đã xuất khẩu một số lượng lúa mì gần đây do vụ thu hoạch trong nước lớn. Đồng thời trợ cấp của chính phủ cũng làm cho xuất khẩu của họ được cạnh tranh hơn ở thị trường nước ngoài.
Theo đại lý tàu biển Wilson Sons, Brazil xuất khẩu 338.000 tấn lúa mì trong tháng 12 và tháng 1 và dự kiến giao hơn 244.000 tấn nữa đến các nước đối tác. Trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu lúa mì chính của họ.
Để khuyến kích dòng chảy lúa mì, chính phủ Brazil bắt đầu trợ cấp giao dịch lúa mì. Họ thúc đẩy bán đấu giá và bổ sung các giá trị được đưa ra bởi các nhà chế biến và các thương nhân kinh doanh hàng hóa đến nông dân để đảm bảo họ nhận được sự bảo đảm tối thiểu giá trị thiết lập mỗi năm. Cho đến nay chính phủ đã chi khoảng 150 triệu reais (48 triệu USD) cho chương trình.
Mục lục
Brazil muốn xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu thế giới
Bộ Nông nghiệp Brazil mới đây đưa ra một báo cáo trong đó nhấn mạnh quốc gia Nam Mỹ này có thể trở thành một nước xuất khẩu lúa mỳ quan trọng nhờ các công nghệ mới cho phép phát triển loại cây lương thực này ở các vùng nhiệt đới trên khắp cả nước.
Brazil hiện là một trong những cường quốc nông nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên; Brazil phải nhập khẩu gần 50% lượng lúa mỳ tiêu thụ trong nước do lúa mỳ là một cây lương thực sinh trưởng ở khu vực ôn đới với khí hậu lạnh; trong khi khí hậu chủ yếu tại Brazil là nhiệt đới nóng ẩm và xích đạo. Hiện nay; cây lúa mỳ ở Brazil tập trung ở các bang phía Nam của đất nước; nơi có khí hậu ôn hòa; với diện tích bị hạn chế ở khoảng 3 triệu ha.
Trong vài năm gần đây; Công ty Nghiên cứu Nông nghiệp Brazil (Embrapa) đã phát triển các giống lúa mỳ và công nghệ nông nghiệp được cải tiến về mặt di truyền cho phép đưa năng suất cây lúa mì trồng tại vùng nhiệt đới lên cao hơn so với trồng tại vùng ôn đới. Embrapa là một trong những trung tâm nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp Brazil; việc làm chủ các công nghệ này đã khuyến khích nông dân bang Bahia (thuộc vùng nhiệt đới phía Đông Bắc Brazil) mở rộng diện tích trồng lúa mỳ từ 3.000 ha hiện nay lên khoảng 20.000 ha trong vòng 5 năm tới.
Sản lượng xuất khẩu lúa mỳ của Brazil
Dự báo sản lượng lúa mì năm nay ở Bahia ở mức 17.000 tấn; đưa năng suất loại cây lương thực này trong khu vực vào khoảng 5,66 tấn/ha; cao hơn năng suất trung bình của cả nước ở mức 2,9 tấn/ha. Chuyên gia nông nghiệp Julio Albrecht từ Embrapa cho biết; nếu trồng những giống lúa mỳ hiện đại nhất và làm theo đúng khuyến nghị; năng suất lúa mỳ ở Bahia có thể đạt tới 7 tấn/ha.
Văn hóa trong thị trường xuất khẩu lúa mỳ
Bên cạnh Bahia; “văn hóa lúa mỳ” đang bắt đầu xuất hiện tại Ceará; một bang khác nằm ở phía Đông Bắc nhiệt đới của Brazil. Ngoài ra; công nghệ mới cũng giúp khu vực phía Tây của Bahia; nơi tập trung các vùng nông nghiệp có khí hậu nhiệt đới xavan; trở thành những vùng sản xuất lúa mỳ với năng suất cao.
Bộ Nông nghiệp Brazil đánh giá; với việc sử dụng công nghệ và các giống lúa mỳ mới; cùng với đó là tiềm năng mở rộng diện tích lúa mỳ trong những năm tới; nông dân tại các vùng nông nghiệp nhiệt đới có thể giúp Brazil đạt được khả năng tự cung tự cấp loại ngũ cốc này. Brazil hiện sản xuất 6,81 triệu tấn lúa mỳ trong khi tiêu thụ tới 12,5 triệu tấn/năm nên phải nhập khẩu loại ngũ cốc này từ Argentina; Canada và Mỹ.
Xuất khẩu lúa mỳ mở rộng vụ mùa
Theo Giám đốc phụ trách Đổi mới của Bộ Nông nghiệp Brazil Cleber Soares; “nhiệt đới hóa lúa mỳ” là một ví dụ rõ ràng về tầm quan trọng của nghiên cứu và đổi mới trong nông nghiệp. Lúa mỳ vốn chỉ được trồng ở khu vực khí hậu ôn hòa tại miền nam Brazil; nhưng nhờ sự đổi mới trong nông nghiệp; loại cây lương thực này hiện nay có thể được trồng với năng suất cao ở vùng thảo nguyên Cerrado (miền Trung Brazil); ở các bang phía Đông Bắc và thậm chí ở một số khu vực có khí hậu bán khô hạn ở vùng nông nghiệp Catinga.
Ông Soares cho rằng; lúa mỳ có thể đi theo con đường tương tự như đậu tương; trong đó Brazil trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới nhờ các công nghệ mà nước này áp dụng ở Cerrado giúp biến cao nguyên khô cằn này thành vùng chuyên canh nông nghiệp năng suất cao.
Cùng với đó; việc mở rộng vụ mùa ở các bang khác của Brazil có thể biến quốc gia Nam Mỹ này trở thành nước sản xuất lúa mỳ lớn trên thế giới. Theo ông Soares; với sự phát triển của cây lúa mỳ nhiệt đới ở vùng Cerrado và ở các bang phía Đông Bắc Brazil; nước này dự kiến chỉ trong khoảng hai năm tới sẽ ngừng nhập khẩu lúa mỳ và thậm chí sẽ tiến tới xuất khẩu loại ngũ cốc này./.
Trích dẫn từ bnews.vn
Kim Khánh