Thông tin Việt Nam mới nhập khẩu gạo từ Ấn Độ mới đây đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận trong và ngoài nước. Nhiều người đặt câu hỏi Việt Nam là nước chuyên về nông nghiệp; từng tuyên bố không thiếu gạo; nhưng lý do nào Việt Nam vẫn phải nhập từ Ấn Độ?
Thực tế theo các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, điều này là bình thường trong thương mại quốc tế và hoàn toàn không đáng lo ngại. Để củng cố thêm lãnh đạo Bộ NN-PTNT khẳng định, gạo sản xuất không hề thiếu, đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, dư thừa để xuất khẩu. Còn các doanh nghiệp nhập khẩu gạo Ấn Độ về để chế biến, làm thức ăn chăn nuôi. Chỉ đơn giản ta có nhu cầu sản phẩm đó thì nhập khẩu về.
Bên cạnh đó; ngoài lý do về giá và thuế, sở dĩ năm nay các doanh nghiệp Việt nhập tấm từ Ấn Độ còn vì vài năm trở lại đây, nước ta chủ trương giảm diện tích lúa chất lượng trung bình như IR40404, tăng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng cao. Do đó, phân khúc gạo cấp thấp, tấm phục vụ chế biến đang thiếu. Tuy nhiên nhìn chung nhập khẩu gạo được xem như là bước đi đột phá trong nền kinh tế thị trường nông sản của nước ta.
Vì sao Việt Nam nên nhập khẩu gạo?
Theo vị chuyên gia này; Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới; nhưng vừa qua đã có một động thái đáng ngạc nhiên khi bắt đầu nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. “Họ đang nhập khẩu gạo từ Ấn Độ với giá rẻ hơn để đáp ứng nhu cầu trong nước; trong khi vẫn giữ được sản lượng gạo sản xuất nội địa hiện đang được xuất khẩu ở mức giá cao nhất trong nhiều năm”; ông Suwatchai nói.
Theo tờ Bangkokpost; giá gạo của Việt Nam gần đây đang cao hơn giá gạo của Thái Lan; điều ít thấy trong nhiều năm qua. Một trong những lý do là Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với EU. Điều này giúp mở ra cánh cửa vào thị trường châu Âu đầy tiềm năng. Tiếp đến là bản Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng được Việt Nam ký kết dịp cuối năm ngoái; cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội thị trường hơn lúa gạo của nước này có giá cao hơn.
Việt Nam đang ở vị thế tốt để tận dụng những cơ hội này. Ngoài ra họ đã nỗ lực cải thiện chất lượng; chủng loại gạo của mình; bằng việc sản xuất ra nhiều loại gạo thơm chất lượng cao.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã và đang phát triển các bộ giống lúa theo xu hướng thị trường. Chẳng hạn như loại gạo hạt trắng mềm cũng như tổ chức lại phương thức sản xuất. Bên cạnh đó cải thiện an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng; và tăng năng suất lúa.
Những nỗ lực này đã dẫn đến năng suất lúa cao hơn; được nhận diện thương hiệu tốt hơn; và được thế giới đánh giá cao. Cụ thể là gạo ST25 đã giành được loại gạo ngon nhất tại Hội nghị Thương mại Gạo Thế giới năm 2019 và tiếp tục đứng thứ hai vào năm ngoái.
Việt Nam nhập khẩu gạo tạo đột phá thị trường nông sản
Theo các chuyên gia; Thái Lan từng giữ ngôi vị là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nhưng hiện đã tụt xuống vị trí thứ ba sau Ấn Độ và Việt Nam. Thái Lan cần học hỏi cách Việt Nam điều chỉnh chính sách thương mại để phù hợp với diễn biến thị trường.
“Gạo Thái đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển dần sang các loại gạo hạt mềm hơn. Nước này đang có nguy cơ tụt xuống vị trí thứ năm trong thập kỷ tới nếu vẫn tự mãn; không phát triển một chiến lược lúa gạo dài hạn; đa dạng và cạnh tranh hơn.
“Mặc dù có một số dấu hiệu tích cực cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang hành động trên mặt trận này; bằng việc năm ngoái Bangkok đã công bố chiến lược 5 năm nhằm đẩy nhanh sự phát triển của 12 giống lúa mới. Tuy nhiên; Thái Lan sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để giành lại ngôi vị nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Để đánh giá từ kinh nghiệm của Việt Nam; toàn bộ chuỗi cung ứng cần được xem xét. Năng suất của Thái Lan cũng tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực trong nhiều năm – năng suất lúa địa phương khoảng 450 kg/rai so với 960kg của Việt Nam và 2 tấn của Trung Quốc”; ông Suwatchai cho biết.
Trích dẫn từ nongnghiep.vn
Kim Khánh