Nuôi cua xanh ghép tôm sú đúng chuẩn kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cua xanh và tôm sú chuẩn nhất
5 phút, 45 giây để đọc.

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được xem là loại hải sản nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong vài năm trở lại đây, nhiều bà con ở vùng nuôi trồng thủy hải sản đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi ghép đối tượng khác, cụ thể là ghép với tôm sú. Vậy điều kiện nuôi, kỹ thuật nuôi của mô hình này cụ thể thế nào? chi tiết xin mời độc giả tham khảo ngay sau đây.

Hiệu quả từ mô hình nuôi cua xanh ghép tôm sú

Vào năm 2003, các nhà khoa học ngành thuỷ sản đã nghiên cứu thành công và hoàn thiện công nghệ giống cua xanh. Cho đến nay, nghề nuôi cua xanh đã ngày một phát triển, đặc biệt là hình thức nuôi ghép với tôm sú.

Có thể nói rằng, việc nuôi cua kết hợp với tôm sú là mô hình được đánh giá an toàn, đạt hiệu quả cao. Có thể nuôi chuyên canh, nuôi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đặc biệt với mô hình này, chủ trang trại có thể tiết kiệm được phần nào chi phí nhân công; chi phí đầu tư ban cơ sở ban đầu. Nếu vụ nuôi thuận lợi thì năng suất có thể đạt từ 1,5 tấn đến 2 tấn/ha. Không những vậy, mô hình nuôi ghép này còn có thể nhân rộng ở hầu hết các tỉnh thành ven biển của nước ta.

Đặc biệt trong tháng 6/2020 vừa qua; trung tâm khuyến nông Quảng Trị cũng đã chuyển giao mô hình nuôi ghép cua và tôm sú với diện tích 0,4 ha trên địa bàn xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong. Đây tiếp tục là tín hiệu đáng mừng; hứa hẹn sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm sú, cua xanh nói riêng.

Nuôi cua và tôm sú ghép chung cần điều kiện gì?

Nắm vững kỹ thuật nuôi cua xanh ghép tôm sú giúp mang lại hiệu quả cao

– Chất đáy của ao là bùn cát, độ lún 10 – 15 cm

– Độ mặn dao động từ 15 – 25 ‰.

– Các chỉ tiêu thủy hóa: pH = 8,0 – 8,5; nhiệt độ nước 26 – 30 độ C; NH3 – N, NO2, H2S < 0,02 mg/lít, ôxy hòa tan 6 mg/lít.

– Độ sâu nước: 0,8 – 1,5 m.

– Diện tích ao nuôi: Từ 0,3 – 1 ha, mỗi ao có 1 – 2 cống cấp và thoát nước.

Kỹ thuật nuôi cua xanh ghép tôm sú

Vị trí ao nuôi

Tìm chọn ao nuôi ở vùng trung triều hoặc hạ triều. Mục đích là để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước; giao thông đi lại, cung cấp thức ăn và tiêu thụ sản phẩm được trơn tru.

Chuẩn bị ao nuôi

Nuôi cua xanh ghép tôm sú có khó không?

– Do ao nuôi thường ở vị trí trung triều nên sẽ khó tháo cạn nước để phơi đáy ao diệt tạp vật. Vì vậy cần tiến hành tẩy rửa ao bằng cách dùng saphonin diệt tạp với liều lượng 10 – 15 g/m3, thời gian xử lý 24 – 36 giờ.

Bón vôi để khử chua và diệt tạp với liều lượng 1.000 – 1.500 kg/ha, tùy thuộc vào pH của đất và nước. Dùng lưới 2a = 1cm, khổ 0,5 – 0,7m chắn quanh bờ ao để bảo vệ. Lưu ý lưới chắn có góc nghiêng vào trong lòng ao 450 nhằm đảm bảo cua trong ao không thể bò qua được.

– Cấp nước vào ao nuôi: Trước khi cấp nước vào ao cần tiến hành kiểm tra cống cấp và thoát nước, dùng lưới 2a = 2mm để chắn và bảo vệ không cho địch hại tràn vào khu vực ao. Trong 2 tháng đầu duy trì mức nước ao 0,8 – 1m, sau đó tăng dần nước đạt 1 – 1,4 m.

Tiêu chí thả con giống

– Kích cỡ con giống: Cua giống có độ rộng vỏ đầu ngực (mai cua) đạt 17 – 20mm, trọng lượng 0,8 – 1g/con. Riêng tôm giống thì cần đạt cỡ PL15 trở lên.

– Mật độ thả 0,5 con cua/m2 nuôi ghép với 10 con tôm sú/m2.

– Thời điểm thả giống: Thả cua giống trước 45 ngày, sau đó mới thả tôm giống.

Cho ăn và quản lý chăm sóc

Quản lý chăm sóc tốt cua xanh lẫn tôm sú

Cho ăn

– Thức ăn dùng để nuôi cua và tôm là cá nhỏ, nhuyễn thể, giáp xác kích thước nhỏ, thức ăn tổng hợp dạng viên. Tỷ lệ trộn thức ăn cho cua ăn: cá nhỏ 50 – 60%, nhuyển thể 30 – 40%, giáp xác 10%. Để đảm bảo cua phát triển tốt cần bổ sung thêm thức ăn tổng hợp dạng viên.

– Lượng thức ăn hàng ngày phụ thuộc vào kích cỡ của cua và tôm, tăng dần trong khi nuôi nhưng tỷ lệ % thức ăn cho ăn so với trọng lượng của cua giảm dần; thường cho ăn 3 – 10% trọng lượng thân.

– Thời gian cho ăn: Dựa vào tập tính của cua và tôm hoạt động tìm mồi vào sáng sớm và chiều tối nên cho cua và tôm ăn 2 lần/ngày vào khoảng 7 – 9 giờ và 17 – 18 giờ. Nếu thức ăn dư thừa cần vớt khỏi ao nuôi sau 10 giờ tính từ lúc cho ăn.

– Phương pháp cho ăn: Cho cua ăn trên sàng ăn, sàng được bố trí đều trong ao nuôi, khoảng cách giữa các sàng là 4 – 7m

Chế độ kiểm tra, thay nước

Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ sâu của ao, độ mặn…Thay 1/3 – 2/3 nước cũ và cấp nước mới, thay nước 3 – 5 ngày liên tục trong mỗi kỳ con nước.

Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch và bảo quản sản phẩm hải sản

Thu hoạch cua

Sau 4 tháng nuôi, tiến hành thu hoạch cua đực đạt cỡ thương phẩm để giảm dần mật độ. Thu bằng cách cho thức ăn vào sàng để cua vào ăn, sau đó kéo sàng lên để lựa chọn những con đạt tiêu chuẩn.

Thu hoạch tôm

Sau 2,5 – 3 tháng nuôi, dùng đăng hình chữ A thu hoạch tôm đạt kích cỡ thương phẩm bằng “đó, hom”, trong “đó, hom” đặt một cây đèn dầu để dẫn dụ tôm vào.

Bảo quản sản phẩm

Sau khi thu hoạch; trói cua bằng dây đay hoặc dây chuối…, tùy theo thời gian bảo quản mà có thể trói tất cả các càng và chân bơi hoặc cũng có thể chỉ trói đôi chân bò. Lưu ý luôn để cua trong bóng mát, giữ độ ẩm. Đối với tôm sú thì bảo quản sống bằng cách sục ôxy.

Bạn thấy đấy, kỹ thuật nuôi của mô hình này cũng không quá khó. Chỉ cần bà con nuôi cua xanh ghép tôm sú bài bản; đúng chuẩn thì chắc chắn hiệu quả thu về là tương đối cao.

Trích dẫn từ haisancamau.com

Lê Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết
Hồng rụng quả gây thiệt hại kinh tế.

Hồng rụng quả: lý do và cách chăm cây mà người nông dân cần nắm vững

Khi trồng hồng dễ có hiện tượng hồng rụng quả, vậy phải làm sao? Xin mời độc giả cùng tìm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh KHV gây chết từ 80-100% trong quần đàn cá

Herpesvirus Koi và những biểu hiện của bệnh

Thực trạng của bệnh tại Việt Nam Trong những năm qua đối với cá Chép nuôi ở Việt Nam đã …
Xem Chi Tiết
Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang

Bệnh MBV ở tôm sú và những điều cần biết

Với xu thế chuyển dần sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; và cùng với đó là sự lớn …
Xem Chi Tiết
Bênh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang

Cách để nhận biết bệnh đầu vàng ở tôm sú

Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh thủy sản nguy hiểm; do virus hình que có kích thước …
Xem Chi Tiết
Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh

Phòng bệnh đục cơ ở tôm càng xanh như thế nào?

Bệnh đục cơ ở tôm là gì? Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh thường xuất hiện vào tháng 4 …
Xem Chi Tiết
Cần thường xuyên thay nước ao nuôi

Làm thế nào để phòng bệnh đốm trắng ở tôm do vi khuẩn gây ra?

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong …
Xem Chi Tiết
Nấm thủy my có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh nấm thủy my

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời điểm giao mùa như đang nắng nóng chuyển sang mưa …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết