
Việc chăn nuôi cừu đến nay đã vô cùng phổ biến trong nông nghiệp. Đã có rất nhiều mô hình này được ra mắt, mang lại hiệu quả tốt. Các mô hình nuôi cừu hiện đại cũng đang dần phổ biến tại Việt Nam. Nhưng có một số mô hình nuôi cừu với chi phí tương đối lớn. Điều này với một số người nuôi mới, một số hộ nuôi chưa có ngân sách đủ mạnh thì là vấn đề lớn. Thế nên, nhiều người tìm kiếm các mô hình chăn nuôi cừu hiệu quả tốt nhưng vẫn đảm bảo ngân sách.
Mục lục
Nuôi cừu sao cho vừa lợi chi phí, vừa hiệu quả tốt?
Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi cừu dành cho người mới bắt đầu. Phương pháp phù hợp với những hộ nông dân muốn nuôi cừu nhưng không quá đa dạng về ngân sách. Trong phương pháp này, chủ yếu sẽ dùng cỏ làm thức ăn chính cho cừu. Nhưng vẫn đảm bảo sao cho cừu nhanh lớn, phát triển tốt, sinh sản nhanh. Trước khi bước vào quá trình chăn nuôi, trước tiên người dân cần tìm hiểu những kiến thức về cách làm chuồng trại, cách chọn con giống, cách cho ăn, cũng như những cách phòng ngừa bệnh tật,…

Những điều cần nhớ
Xây dựng chuồng cừu tương đối đơn giản, cũng giống như chuồng Dê. Yêu cầu về độ mát mẻ, sạch sẽ, thoáng mát là các yếu tốt quan trọng nhất khi bắt đầu xây dựng chuồng cừu.
Chọn lựa con giống khỏe mạnh, ăn khỏe, có sức sống, và nhìn đẹp mắt.
Để nắm được kiến thức vỗ béo, chúng ta cần biết được Cừu thích ăn các loại giống cỏ nào. Giống cỏ nào phù hợp chăn nuôi cừu. Ưu, nhược điểm của các loại giống cỏ khi dùng cho cừu ăn.
Khi đã nắm vững các kiến thức về chuồng trại, con giống. Thì chúng ta nên tìm hiểu về các bệnh mà Cừu hay gặp. Để phòng và tránh bệnh cho chúng.
Chọn thức ăn
Cừu thuộc loại gia súc tiêu thụ lượng thức ăn trung bình trong ngày. Vì vậy khi chọn giống cỏ trồng chăn nuôi cừu vỗ béo chúng ta nên lựa chọn các loại giống cỏ nhiều chất dinh dưỡng, ưu tiên vỗ béo.
Hiện có nhiều loại giống cỏ khác nhau, tuy nhiên, chúng ta nên chọn giống cỏ phù hợp với mục đích chăn nuôi. Giống cỏ phù hợp với khí hậu, đất đai của chúng ta.
Nhu cầu dinh dưỡng: Dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49 kg). Khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta sẽ tính được lượng thức ăn hàng ngày cho dê:
– Thức ăn thô xanh: 0,91kg: 0,20 = 4,55kg.
– Thức ăn tinh: 0,49kg: 0,90 = 0,44kg

Nên ưu tiên mô hình nuôi cừu nào?
Nếu chỉ chăn nuôi cừu vỗ béo theo mô hình nuôi nhốt chuồng. Chúng ta có thể lựa chọn các giống cỏ chăn nuôi như: Cỏ Ghine mombasa hay còn gọi là cỏ sả lá lớn. Cỏ voi xanh không lông đài loan. Cỏ voi Lùn. Cỏ Stylo…
Nếu chúng ta nuôi cừu chăn thả, muốn trồng các cánh đồng cỏ cho cừu ăn, vừa tạo sân chơi cho chúng. Chúng ta ưu tiên lựa chọn trồng các giống cỏ chịu dẫm đạp cao như: Cỏ Ruzi, cỏ Mulato2…
Ngoài ra chúng ta có thể trồng thêm các loại cây lấy lá cho cừu. Vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa có tác dụng chữa bệnh. Như cây chè đại, hay còn gọi là chè khổng lồ, là loại cây lấy lá cho lượng đạm cao. Dê rất thích ăn. Hoặc loại giống cây hoàn ngọc, có tác dụng chữa các bệnh đường ruột cho cừu.
Xem thêm tin tức về kỹ năng chăn nuôi gia súc tại đây.
Trích dẫn từ giongcogiare.com
Hồng Minh