Nuôi dê phương pháp chăn thả tiết kiệm công sức lẫn chi phí

Nuôi dê phương pháp chăn thả tiết kiệm công sức lẫn chi phí
5 phút, 12 giây để đọc.

Dê là gia súc nằm trong loại ăn tạp, nhai lại. Nhìn chung dê dễ nuôi, mùa sinh sản cũng đến nhanh, ít bị bệnh vặt,… Vốn đầu tư lại không quá nhiều đối với phương pháp thả vườn. Chưa kể chỉ cần thời gian vài tháng để thu hồi vốn. Phương pháp chăn thả dê cũng được nhiều người tin dùng

Cách chọn giống dê theo phương pháp chăn thả

Đối với dê cái

Dê cái cần chọn những con có ngoại hình mảnh khảnh, thể tích đầu nhỏ, không quá nặng. Sờ cảm thấy lông mịn, da vừa mỏng. Trung binh dê cái sinh sản từ 6 đến 7 tháng một lần. Dê cái có đặc tính nuôi dê con tốt, dê con cũng rất dễ nuôi.

Đối với dê đực

Nhìn chung thì người nông dân nên hạn chế lấy giống là giống dê đực cỏ ngay tại địa phương. Thay vào đó, có thể tham khảo giống dê đực Bách Thảo. Chúng có thân hình cao ráo, chắc khỏe. Hãy chọn những con lành lặn, đầu ngắn và hộp sọ to, trán đủ rộng; mắt dê đực cần trông tinh nhanh, khỏe mạnh; bốn chân đều to dài, khỏe, đi lại hay chạy nhảy tốt. Lưu ý ở bộ phận sinh dục, hai hòn ngọc dương dê cần đều nhau, không quá nhỏ, quá mềm. Trung bình 1 con dê đực sẽ nuôi cùng với 20 đến 25 con dê cái là vừa đủ hợp lí.

Nuôi dê phương pháp chăn thả tiết kiệm công sức lẫn chi phí
Nuôi dê phương pháp chăn thả tiết kiệm công sức lẫn chi phí

Hướng dẫn phối giống

Trong phối giống dê cần đề phòng việc cận huyết, gây đột biến ảnh hưởng hiệu quả chăn nuôi. Thay vào đó mỗi năm hãy thay đổi giống dê đực. Tuyệt đối không để tình trạng dê anh giao phối với dê em; hay dê đực ban đầu giao phối cả với đàn con, đàn cháu cái của nó.

– Tuổi phối giống lần đầu đối với dê cái >7 tháng tuổi, dê đực giống Bách Thảo, dê ngoại, dê lai 8 – 9 tháng tuổi.

– Cái 18-21 ngày dê cái động dục một lần, mỗi lần 2-3 ngày. Phối giống vào ngày thứ 2 sau khi có biểu hiện động dục như thích gần con đực, dê cái ve vẩy đuôi,…

Sau khi phối 18-20 ngày nếu không thấy thụ thai, dê cái sẽ động dục lại.

Chế độ cho ăn

Dê ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây,.. và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên.

Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sắn, khoai lang, lạc.. thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi, chuối,…

– Không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc hoặc lẫn đất, cát.

– Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho dê.

– Hàng ngày chăn thả từ 7-9 giờ/ngày. Cho uống nước sạch thỏa mãn trước khi chăn cũng như sau khi dê về chuồng.

Cách nuôi dê mẹ và dê lai

– Dê chửa 150 ngày (dao động từ 147-157) thì đẻ. Sau khi đẻ cần lấy khăn mềm, sạch lau khô lớp màng nhầy ở mồm, mũi để tránh ngạt thở dê con.

– Sau khi đẻ 30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay nhằm tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng dê con.

– Không cho dê mẹ ăn nhau thai. Cho dê mẹ uống nước ấm pha muối 0,5% hoặc nước đường 10%.

– Nuôi nhốt dê mẹ và dê con tại chuồng 3-5 ngày đầu tiên với thức ăn xanh non, ngon, dễ tiêu, sau đó chăn thả gần nhà tối về chuồng cho dê mẹ ăn thêm 0,2-0,3kg thức ăn xanh/ngày.

– Đến 21-30 ngày tuổi cho dê con chăn thả theo đàn.

– Dê con lai sau 3 tháng tuổi, tách riêng dê đực, cái, các loại dê lai trên 3 tháng tuổi và dê thịt trước khi bán 1-2 tháng cần bổ sung thêm 0,1-0,3kg ngô, khoai, sắn/con/ngày.

Phương pháp nào cũng cần làm chuồng do dê
Phương pháp nào cũng cần làm chuồng do dê

Làm chuồng trại

Chuồng sàn cách mặt đất 50-80cm. Chuồng luôn khô, sạch, thoáng mát mùa hè và tránh gió mùa đông.

– Sàn gỗ hoặc tre phẳng, chắc có khe 1,5-2cm đủ lọt phân và tránh bị kẹt chân.

– Nên có ngăn riêng cho: 

+ Dê đực giống, dê đực hậu bị.

+ Dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi.

 – Có máng cỏ và máng uống nước.

– Có sân chơi cao ráo. Định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy uế bằng vôi bột 1 tháng/lần.

– Đảm bảo diện tích chuồng nuôi: 

+ Dê trên 6 tháng tuổi: 0,7-1 m2/con.

+ Dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3-0,5 m2/con. 

Phòng bệnh

– Phòng bệnh: định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết trùng .. và tẩy giun sán cho dê/1 lần.

– Hàng ngày kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phát hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầu hơi để kịp thời trị bệnh.

Tiêm ngừa

Bệnh giun tròn

Có thể dùng một trong các thuốc sau:

– Thuốc Levamisol: liều 1 ml/10kg TT (6 – 7 mg/kg TT), tiêm bắp thịt.

– Thuốc Mebendazol: liều 15 – 20 mg/kg TT, hoà sữa hoặc nước, cho uống.

– Thuốc Ivermectin: liều 0,2 – 0,3 mg/kg TT, tiêm dưới da.

Bệnh sán lá gan, sán lá dạ cỏ

Có thể dùng một trong các thuốc sau:

– Thuốc Fasciolid – 25: liều 0,04 ml/kg TT (tương đương với 1 mg hoạt chất /kg TT), tiêm dưới da.

– Thuốc Dertil: liều 8 – 9 mg/kg TT, cho uống.

– Thuốc Albendazol: liều 50 mg/kg TT, cho uống.

Xem thêm tin tức về kỹ năng chăn nuôi gia súc tại đây.

Trích dẫn từ kythuatnuoitrong.edu.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết