[Kỹ thuật thủy sản] Nuôi hến không khó với 6 lưu ý vàng

Kỹ thuật nuôi hến chuẩn từ a đến z
4 phút, 37 giây để đọc.

Trước tiên phải khẳng định rằng, so với việc nuôi tôm, cá thì nuôi hến lại ít được biết đến hơn. Một phần lí do cũng là vì việc nuôi hến không mang lại cho bà con hiệu quả kinh tế cao như so với nuôi các loài thủy hải sản khác.

Tuy nhiên, với những ai đang quan tâm đến lĩnh vực nuôi hến để gia tăng phần nào thu nhập thì có thể tham khảo bài viết sau của chúng tôi. 6 lưu ý vàng để việc nuôi hến được thuận lợi, xin mời độc giả cùng theo dõi nhé

Điểm qua về một số đặc điểm sinh học của loài hến 

Kích thước của hến khá nhỏ, vỏ có đường gân và khá bóng

Kích thước của hến thường to hơn đầu ngón tay út. Vỏ hến có hình bầu dục hoặc tam giác, có khi gần tròn, cân đối, phồng to và dày. Vùng đỉnh vỏ nhô cao. Phần đầu và đuôi có kích cỡ gần bằng nhau. Mặt ngoài vỏ khá nhẵn và bóng, có màu vàng xanh hay vàng đen. Mặt trong màu trắng hay xám.

Hến là một loại thủy sản chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người bị bệnh thiếu máu. Theo các nghiên cứu mới nhất, hến cũng chứa rất ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo omega-3, thích hợp cho người bệnh tim mạch.

Hiện nay, ở một số tỉnh vùng duyên hải (Cần Giờ, Kiên Giang…) bà con đã quan tâm hơn đến việc nuôi hến để tăng thu nhập, đặc biệt là với những bà con đang gặp thất bại trong việc nuôi tôm, cua.

6 lưu ý khi nuôi hến cần nắm vững

Lựa chọn địa điểm nuôi hến

Lựa chọn địa điểm nuôi hến cần rộng rãi, thoáng gió

Ao nuôi hến cần rộng, thoáng gió, đủ sáng. Đáy ao có độ dốc nhất định để thuận tiện cho việc cấp thoát nước, lấy nước sông hay nước ngầm. Lưu ý chất đáy nên có tỷ lệ cát trên 60%, nếu là bùn thối không có lợi cho sự sinh trưởng của hến.

Độ sâu ao nên cao từ 1 đến 1,2m. Khi lấy nước vào ao phải có lưới chắn phòng cá tạp vào ao. Độ trong tốt nhất nên duy trì ở 50 đến 60cm. Trước khi thả hến, bà con cần phải dọn ao phơi kỹ, hàng năm phải vét bùn, bón vôi bột.

Tìm chọn con giống

Hến bột chọn con có màu vàng nhạt, vỏ cao, béo dầy. Mật độ thả hến tuỳ theo môi trường ao có khác nhau, cỡ giống thả 1kg thường có 13.000 đến 16.000 con. Không thả mật độ quá dày thì sẽ làm hến tranh nhau nguồn thức ăn, từ đó dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều, con gầy con béo.

Thức ăn và cách cho hến ăn

Không cho hến ăn quá nhiều mà chỉ nên theo tiêu chuẩn có sẵn

Lượng cám cho ăn không quá 60kg/ha. Tốt nhất cho phân gà khô vào túi nilon và dùng cọc tre treo nổi trong nước, làm như vậy phân sẽ dần tan ra, đảm bảo lượng phân ổn định. Ngoài ra bà con có thể dùng hàng rào để quây ao nuôi vịt, phân vịt sẽ thúc đẩy sinh vật thức ăn sinh sôi phát triển.

Thêm một lưu ý nữa, đó là người nuôi có thể tận dụng nước phân thải từ các ao nuôi cá chình, nuôi lươn dẫn sang ao nuôi hến, đảm bảo độ trong ở mức tốt nhất. Nhớ luôn phải bịt lưới cá mắt nhỏ ở đầu ống dẫn để tránh cá tạp vào ăn hại hến.

Nuôi ghép hến với một số loài khác

Có thể nuôi ghép hến với cá diếc, cá mè trắng, mè hoa. Đặc biệt cá trắm cỏ có thể ức chế sự sinh sản của tảo sợi có lợi cho sự tăng trưởng của hến. Khi thả cá diếc lượng cỡ 2cm là thích hợp, nếu quá lớn cá sẽ ăn hến bột như vậy sẽ ảnh hưởng đến sản xuất.

Phòng chống địch hại và bệnh

Lưu ý phòng bệnh cho hến, tránh tình trạng hến bị chết giữa chừng

Địch hại chủ yếu là cá chép; cá trắm đen và cá chuối. Hến thường gặp bệnh thối đầu; biểu hiện như sau: trước hết hến có màu vàng dần dần chuyển sang màu đen; tiếp đến màu ở đỉnh vỏ tróc ra lộ chất vôi, cuối cùng hến sẽ chết.

Để phòng bệnh này; bà con chú ý chọn ao đáy là chất cát, thả mật độ vừa phải; nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng; tránh ao nghèo, hàng năm dọn ao phơi làm đáy ao hồi phục sức sản xuất.

Thu hoạch thành phẩm

Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 8 là thời gian tiêu thụ mạnh. Nói chung từ hến bột sau khi nuôi 4 đến 5 tháng đạt 330 con/kg (mỗi con ước 3g) bắt để bán. Thả cỡ lớn; lúc thu tỷ lệ sống trung bình 70 đến 80%. Thường trọng lượng lúc thu gấp 4 đến 5 lần so với lúc thả; có khi nuôi thuận lợi có thể gấp 10 lần. Dùng cào để bắt hến trưởng thành; dùng sàng cỡ mắt lưới 1,5cm chọn con lớn để bán, con nhỏ nuôi tiếp.

Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho bà con nhiều thông tin bổ ích. Độc giả hãy tiếp tục theo dõi trang tin của chúng tôi để câp nhật thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực chăn nuôi, nông sản, ẩm thực, phòng bệnh cây trồng…nhé.

Trích dẫn từ vusta.vn

Lê Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Lá cây bị đốm vòng

Trồng đu đủ lưu ý những điểm sau để trị căn bệnh đốm vòng

Bệnh đốm vòng là bệnh dễ gặp ở cây đu đủ. Cùng với các bệnh như bệnh xoăn lá, bệnh …
Xem Chi Tiết
Ruộng mía sạch ít sâu bệnh

[Phòng bệnh cây trồng] Bí kíp trị bệnh thối đỏ thường gặp ở mía

Bệnh thối đỏ là căn bệnh dễ gặp ở cây mía. Bệnh này khiến mía không ăn được, khiến bà …
Xem Chi Tiết
bệnh nấm phấn đen ở chuối

Bệnh thường gặp ở cây chuối: nấm phấn đen

Nấm phấn đen là căn bệnh thường gặp ở cây chuối. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để …
Xem Chi Tiết
chăm chuối để không bị panama

Panama: căn bệnh thường gặp ở chuối

Panama hay căn bệnh vàng lá là một loại bênh thường gặp ở giống chuối. Nguyên nhân và cách chăm …
Xem Chi Tiết
quả bầu non khỏe mạnh

[Phòng bệnh cây trồng] Hướng dẫn cách phòng bệnh thối trái ở bầu bí

Một trong những bệnh thường gặp ở bầu bí là bệnh thối trái. Loại bệnh này khiến cho năng suất …
Xem Chi Tiết
Lá cây bưởi bị đốm rong

Bệnh đốm rong: nguyên nhân và cách phòng bệnh

Một trong những căn bệnh gây thiệt hại cho bưởi là bệnh đốm rong. Căn bệnh này do đâu và …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết