Nuôi kỳ đà hứa hẹn sẽ đem đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân

Kỹ thuật nuôi kỳ đà hứa hẹn sẽ đem đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con
4 phút, 56 giây để đọc.

Kỳ đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, nhân nuôi, sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh, nên nuôi kỳ đà rất dễ mà hiệu quả kinh tế lại cao.

Đôi nét về kỳ đà

Mô hình nuôi kỳ đà hứa hẹn sẽ đem đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con

Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Chúng thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà…

Kỳ đà trưởng thành có thể dài 2,5m, nặng 7 – 8kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 – 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con. Nếu chúng ta tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể cao hơn nhiều. Kỳ đà có thể lột xác (lột da) mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Sau mỗi lần lột da, tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng gấp 2 – 3 lần.

Mô hình chăn nuôi kỳ đà

Môi trường thích hợp cho kỳ đà sinh sống

Nhiệt độ phù hợp

Trong tự nhiên, kỳ đà chủ yếu sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Do đó, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của chúng là 30 ° C đến 35 ° C. Kỳ đà có thân nhiệt nóng như ếch nên thân nhiệt dễ thay đổi theo thời tiết.

Ngoài ra, khả năng chống lạnh của kỳ đà rất kém. Vì vậy, ngày nay, chăn nuôi kỳ đà vẫn tập trung chủ yếu gặp ở miền nam nước ta. Do mùa đông lạnh giá ở phía bắc, thường không nuôi được loài động vật này. Các biện pháp giúp chống rét cho miền Bắc để nuôi loài vậy này vẫn đang tiếp tục được cải thiện.

Ánh sáng là không thể thiếu

Mô hình nuôi kỳ đà hứa hẹn sẽ đem đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con

Kỳ đà cần ánh sáng để phát triển. Đây là đặc điểm giống thằn lằn, chúng rất thích phơi nắng. Trong khi nuôi kỳ đà, hãy cho chúng ra nắng trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc mang chúng ra ngoài nắng thường xuyên.

Thiếu ánh sáng mặt trời sẽ khiến chúng kém phát triển, còi cọc. Tuy nhiên, vì là loài biến nhiệt nên khi ra nắng bạn cần chú ý, không để quá lâu sẽ khiến chúng bị nóng quá, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng quá trình sinh trưởng của chúng.

Bạn có thể sử dụng đèn điện thay cho ánh sáng mặt trời. Phần trăm UV của bóng đèn phải là 8-10%. Bóng đèn nên được bật 10 đến 12 giờ một lần một ngày để bắt chước năng lượng mặt trời.

Ngay cả khi đèn không cháy hoặc không sáng, nên thay bóng đèn sáu tháng một lần. Sau sáu tháng, tia cực tím do bóng đèn phát ra sẽ ngừng phát ra.

Độ ẩm

Tùy thuộc vào loại kỳ đà, yêu cầu độ ẩm của nó sẽ khác nhau. Nhiều loài yêu cầu môi trường nước bắt buộc để tồn tại. Đồng thời, một số loài khác thích môi trường mát mẻ.

Xây dựng chuồng trại

Kỹ thuật nuôi kỳ đà hứa hẹn sẽ đem đến nguồn thu nhập ổn định cho bà con

Chuồng nuôi kỳ đà có thể là chuồng lưới hay chuồng xi măng, dài 3m, rộng 2,5m, cao 2,5m, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trong chuồng có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một số ống cống phi 150 – 200cm, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho kỳ đà nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng.

Thức ăn dành cho kỳ đà

Thức ăn của kỳ đà là sâu bọ, côn trùng như cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, cóc nhái, gà vịt, chim cút, trứng gia cầm… hay thịt, lòng trâu, bò, heo, gà và tôm, cá, cua, ếch… Nuôi kỳ đà chỉ cần cho ăn những thức ăn rẻ tiền. Trong tự nhiên, kỳ đà là thành viên có ích cho con người tiêu diệt chuột, côn trùng và sâu bọ phá hoại mùa màng.

Nước uống

Khuyên bạn nên để một chậu nước lớn trong lồng để kỳ đà uống nước. Nguồn nước của chúng phải là nước sạch để tránh nguồn nước bị ô nhiễm, nguồn nước dễ nhiễm khuẩn.

Vệ sinh chuồng nuôi

Cần làm sạch phân hàng ngày. Đặc biệt nếu nuôi kỳ đà sinh sống trong nước nên thay nước hàng ngày. Làm sạch toàn bộ lồng hai tuần một lần. Tìm một nơi an toàn để giữ kỳ đà trong khi dọn chuồng.

Lợi ích kỳ đà đem lại

Kỳ đà trưởng thành, dài 2,5m, nặng 7 – 8kg, có thể bán với giá 400.000 đ/kg. Mật của kỳ đà có thể bán với giá 300.000 đ/cái. Về mặt dược liệu, mật và lưỡi của kỳ đà dùng để ngâm rượu hoặc sấy khô làm thuốc để chữa bệnh động kinh, hen suyễn, nhức mỏi, đau bụng, kiết lỵ… hiệu quả rất tốt. Da kỳ đà còn là nguyên liệu quý hiếm để làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức được nhiều người ưa chuộng. Nuôi kỳ đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn tiêu diệt được những côn trùng phá hoại mùa màng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói, việc thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này rất đơn giản và hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể làm được. Thịt, da, mật và lưỡi của kỳ đà là những sản phẩm quý hiếm. Thị trường tiêu thụ kỳ đà rất phong phú và đa dạng, hiện còn khan hiếm, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài.

Trích dẫn từ Kythuatnuoitrong.edu.vn

Bích Oanh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết