Phép thử cho thị trường trái cây châu Á trong đại dịch COVID-19?

Điểm tin thị trường trái cây châu Á xuất khẩu
5 phút, 56 giây để đọc.

Xuất khẩu trái cây sang EU có nhiều dư địa và đang dần khởi sắc, nhất là từ khi thực thi EVFTA. Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn vô cùng khắt khe của thị trường trái cây này, doanh nghiệp Châu Á cần tính đến nhu cầu theo mùa để điều chỉnh sản lượng và kế hoạch xuất khẩu trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 như hiện nay.

Thực tế việc giảm thuế theo EVFTA sẽ giúp trái cây Châu Á có lợi thế rất lớn trên con đường đến với thị trường châu Âu bởi sản phẩm trái cây 2 bên có tính hỗ trợ, chứ không phải cạnh tranh trực tiếp. Sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu tiêu thụ trái cây của người dân châu Âu tăng cao trở lại. Cho nên thị trường trái cây xuất khẩu sẽ có những bước tiến đột biến.

Thị trường trái cây nhiệt đới rộng cửa xuất khẩu sang châu Âu

Người tiêu dùng châu Âu ngày càng quan tâm đến các loại trái cây hương vị mới mẻ nên giá trị của trái cây đặc trưng vùng nhiệt đới khi đưa vào thị trường được nâng cao hơn so với khu vực khác. Theo khảo sát, một số loại trái cây được bán và tiêu thụ khá mạnh tại châu Âu là lựu, chanh dây, vải, sung, xương rồng, sơn trà…

Thị trường trái cây châu Á gặp khó khăn trong dịch Covid – 19

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo xuất khẩu chuối của Philippines (Phi-líp-pin) có thể giảm 40% trong năm nay do dịch COVID-19. Giữa bối cảnh đó; thị trường trái cây Trung Quốc – nhà nhập khẩu chuối lớn nhất từ Philippines và thị trường của các nước châu Á khác; sẽ cảm thấy như thế nào?

Philippines là nước xuất khẩu chuối lớn thứ hai trên thế giới sau Ecuador (Ê-cu-a-đo). Quốc gia này cung cấp đến 20% sản lượng chuối toàn cầu và 90% tổng lượng xuất khẩu của loại trái cây này sang châu Á. Trong khi đó; Trung Quốc trong năm 2018 đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà nhập khẩu chuối Philippines lớn nhất. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã mua đến hơn 37% tổng lượng chuối xuất khẩu của Philippines sang châu Á.

Do kiểm dịch nghiêm ngặt ở Philippines; công nhân không thể thu hoạch chuối. Vì lý do tương tự; chuỗi cung ứng bị phá vỡ. Hậu quả là xuất khẩu chuối từ Philippines có thể giảm từ 4 triệu tấn xuống còn 2,5 triệu tấn. Tuy nhiên; nếu kiểm dịch giảm dần và người lao động trong ngành nông nghiệp ở Philippines được phép trở lại làm việc trong tương lai gần; nhập khẩu chuối có thể tăng lên 3 triệu tấn trong năm nay.

Thị trường trái cây Châu Á tiêu thụ mạnh ở Châu Âu

Do sự bùng phát dịch bệnh; xuất khẩu chuối của Philippines sang Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ đầu năm; nhất là trong tháng Hai. Tuy nhiên; từ đầu tháng Ba; hậu quả của dịch bệnh đối với thị trường trái cây Trung Quốc bắt đầu giảm. Cùng với chuối Philippines; chuối từ Việt Nam và Campuchia bắt đầu quay trở lại thị trường Trung Quốc.

Điểm sáng trong thị trường trái cây Châu Á

Xuất khẩu chuối của Philippines sang Trung Quốc đang dần phục hồi và xu hướng này dự kiến sẽ tăng cường trước cuối năm nay.

Trả lời phỏng vấn đài Sputnik; Daria Panarina, chuyên gia tại Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga; dự đoán: “Hiện tại; Trung Quốc đang vượt qua dịch bệnh. Quá trình sản xuất; mở cửa doanh nghiệp; liên kết giao thông đang được tái khởi động. Có hy vọng rất lớn cho việc Philippines phục hồi xuất khẩu chuối sang Trung Quốc; điều đó khiến các nhà sản xuất không những không bị thua lỗ; mà khối lượng xuất khẩu và thu nhập được dự báo sẽ quay trở lại mức trước khủng hoảng.

Đối với Philippines; điều này rất quan trọng; bởi vì xuất khẩu chuối mang lại cho đất nước này 2 tỷ USD mỗi năm; với hơn 37% số tiền này đến từ thương mại với Trung Quốc. Xu hướng tương tự có thể được dự đoán trong trao đổi các loại trái cây là dứa và xoài giữa Philippines và Trung Quốc”.

Trong khi đó; chuyên gia Viện Nông nghiệp Trung Quốc Ma Huiqin cũng dự đoán những tác động của đại dịch đối với hoạt động xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc sẽ giảm và thậm chí được khắc phục hoàn toàn vào cuối năm nay. Theo ông; trong thời gian dịch bệnh; mọi người ngồi ở nhà; hủy các chuyến thăm. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ trái cây đã giảm. Đồng thời; quá trình kiểm dịch nghiêm ngặt đã tạo ra những trở ngại nhất định tại biên giới về xuất nhập khẩu.

Doanh số thị trường trái cây Châu Á

Trong khi đó; doanh số bán trái cây trên Internet đã tăng lên. Dịch bệnh ảnh hưởng đến việc cung cấp trái cây từ Đông Nam Á và sản xuất của các sản phẩm địa phương. Trung Quốc là nước tiêu thụ trái cây tươi lớn nhất; trái ngược với châu Âu hay Mỹ – nơi tiêu thụ trái cây đã qua chế biến cao hơn. Trái cây tươi chủ yếu đến từ các chợ đầu mối. Với sự cải thiện dần dần trong tình hình dịch bệnh và sự bình thường hóa dần dần của các khâu hậu cần nội bộ; thị trường trái cây Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi.

Lấy lại vị thế trên thị trường trái cây thế giới

Trong thời gian gần đây; chuối từ Mexico (Mê-hi-cô) đã xuất hiện trên thị trường Trung Quốc. Điều này xảy ra ngay sau khi phân khúc thị trường Trung Quốc này được mở cho các nhà sản xuất Mexico. Nông dân từ các bang Tabasco; Chiapas, Colima, Jalisco và Michoacan của Mexico hiện chuyển hàng sang Trung Quốc trung bình lên tới 50 container mỗi tuần. Theo các chuyên gia trong ngành; xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc có thể tăng lên 300 container mỗi tuần.

Mặc dù vậy; các chuyên gia cho rằng thị trường trái cây Trung Quốc vẫn chưa đủ cân bằng. Đặc biệt; do thực tế là biên giới với Lào và Myanmar (Mi-an-ma) đã bị đóng cửa. Không có nguồn cung cấp nhịp nhàng từ Thái Lan; nơi xuất khẩu tới 60% chuối sang Trung Quốc.

Tốc độ phục hồi tại các thị trường trái cây châu Á; theo các chuyên gia; phần lớn sẽ phụ thuộc vào tình hình ở các nước nhập khẩu. Theo chuyên gia Daria Panarina; nhiều nước nhập khẩu chuối Philippines vẫn đang đối phó với tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu từ các nước Liên minh châu Âu (EU); chủ yếu là Hà Lan, cũng như Na Uy và Mỹ./.

Trích dẫn từ ncov.vnanet.vn
Kim Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Cúc vạn thọ dễ trồng ở nhà

Gợi ý phương pháp chăm cúc vạn thọ cho ngày Tết thêm rực sắc màu

Trong những giống hoa cúc thì cúc vạn thọ được nhiều người yêu mến. Trong chuyên mục trồng trọt hôm …
Xem Chi Tiết
Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi lươn đúng chuẩn sẽ mang lại thu nhập cao

Mô hình nuôi lươn ở đồng ruộng dễ áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi lươn ở ruộng là của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc …
Xem Chi Tiết
Cá trê là loài cá rất dễ cá rất dễ nuôi và dễ sinh trưởng

Những loại thức ăn phù hợp cần lưu ý cho sự phát triển của cá trê

­­­Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, nuôi đơn, nuôi ghép đều được. Có thể nuôi được trong bể, ao …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cá bè được người dân áp dụng rất thành công

Nuôi cá tra, cá basa theo dạng nuôi cá bè ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hơn một nửa số tỉnh ở ĐBSCL nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm của người nông dân ở đây …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Nghé non cần được chăm sóc kỹ

Lắng nghe anh Sang chia sẻ cách chăn nuôi nghé con hiệu quả nhất

Anh Sang là chủ của một trang trại nhỏ chăn nuôi bò thịt. Anh rất thành thạo trong việc chăm …
Xem Chi Tiết
Nuôi bò đã có, nuôi bê con lại còn khó hơn

Làm thế nào để chăm sóc bê con đúng chuẩn chuyên gia chăn nuôi?

Nuôi bò đã có, nuôi bê con lại còn khó hơn. Bò mẹ thường chỉ đẻ 1, cùng lắm là …
Xem Chi Tiết
Việc nuôi lợn con cũng rất phức tạp

Làm thế nào để nuôi dưỡng lợn con theo cách tốt nhất?

Trong quá trình nuôi lợn, việc nuôi lợn con cũng rất phức tạp. Bởi nếu không biết cách, rất có …
Xem Chi Tiết
Những điểm mấu chốt cần biết trong chăn nuôi bò sữa

Những điểm mấu chốt cần biết trong chăn nuôi bò sữa

Chăn nuôi bò sữa thực sự rất khó. Lại càng khó hơn với những người chưa có kinh nghiệm. Bởi …
Xem Chi Tiết
nuôi bò sữa được xem là khó nhất

Hướng dẫn nuôi bò sữa vừa dễ làm, vừa hiệu quả

Trong các loại chăn nuôi, nuôi bò sữa được xem là khó nhất. Thế nhưng, hiệu quả kinh tế cũng …
Xem Chi Tiết
Nuôi cừu cần có kiến thức lẫn kinh nghiệm

Nuôi cừu sao cho vừa lợi chi phí, vừa hiệu quả tốt?

Việc chăn nuôi cừu đến nay đã vô cùng phổ biến trong nông nghiệp. Đã có rất nhiều mô hình …
Xem Chi Tiết