Một trong những bệnh thường gặp ở bầu bí là bệnh thối trái. Loại bệnh này khiến cho năng suất giống kém đáng kể và gây hại cho cây. Hãy cùng chúng tôi đi tìm phương pháp hỗ trợ cho hoàn cảnh này.
Mục lục
Tìm hiểu về đặc điểm của bầu bí
Bầu bí là loại cây thân leo, mềm, thân dài và nhiều lá, nhiều quả. Để trồng loại quả này, người trồng phải làm dàn lưới chắc chắc để đảm bảo cho cây trồng
Bầu bí có quả dài, thon, vỏ mỏng, ruột xanh pha trắng, trong trong. Bầu bí được đùng để luộc, nấu canh, ăn mát và có khả năng giải nhiệt tốt.
Loại cây này được trồng nhiều và được ưa chuộng đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. Trồng bầu bí vừa cho bóng dâm mát lại vừa mang đến kinh tế cho gia đình.
Tuy nhiên, cũng vì vỏ mỏng, thân yếu, giống cây như bầu hay bí dễ chịu ảnh hưởng từ môi trường. Các loài côn trùng, vi khuẩn hay nấm có thể gây bệnh, khiến cây trái bị ảnh hưởng khá nhiều. Do đó, người nông dân cần hết sức lưu tâm để có thể chăm sóc cho tốt nhất.
>>> Xem thêm: Phương pháp trồng trọt
Bệnh thối trái ở bầu bí
Bầu bí mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều nông dân chọn làm cây phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết mưa bão, bầu bí thường bị bị thối trái non hàng loạt làm thất thu năng suất rất lớn.
Mùa bệnh phát triển lúc nào?
Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm và nhiệt độ khá cao. Bệnh gây hại trên hoa, chồi hoa và trái. Mô cây nơi bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen, nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm mô bị chết và thối mềm ra.
Nguyên nhân gây bệnh thối trái non
Bệnh do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra. Ban đầu trên hoa bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng sau chuyển dần thành đen. Các hoa và trái tiếp xúc mặt đất dễ bị bệnh xâm nhiễm. Lớp nấm đen bao phủ trái làm trái bị mềm, thối rữa.
Nấm lưu tồn trong xác bã thực vật và được lan truyền đến hoa khác bởi côn trùng, nước tưới, hoặc gió. Sự xâm nhiễm bệnh thường xuyên xảy ra trên hoa và chúng cũng có thể lây nhiễm qua vết thương trên trái. Bệnh này phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm ướt.
Biện pháp phòng trị bệnh thối trái non ở bầu bí
– Thường xuyên cắt tỉa bỏ những lá vàng héo nhằm tạo cho giàn trồng bầu bí được thông thoáng. Hạn chế nấm bệnh phát triển bằng cách làm sạch khu vực trồng cây. Nên lưu ý kiểm tr lá héo, lá bệnh và loại bỏ sớm.
– Luân canh cây trồng (vụ sau không nên trồng cây thuộc họ bầu bí). Với cách này, đất sẽ giữ được độ khỏe, đồng thời cây không bị gây hại nên không lo ảnh hưởng nhiều.
– Không tưới nước quá nhiều vào chiều mát khi có bệnh xuất hiện. Chỉ tưới khi nắng khiến cây thiếu nước.
Hi vọng, với những chia sẻ như trên, các bạn có thể chăm sóc cho giàn bầu bí nhà mình phát triển tốt. Chúc các bạn thành công canh tác giống cây trồng này. Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo.
Trích dẫn từ nongnghiepvui.com
Thanh Vân