
Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn thức ăn; hoạt động của cá để phát hiện sớm nếu có dịch bệnh xảy ra. Trong quá trình nuôi, nông dân nên lưu ý đến các đặc điểm mang tính bắt buộc đối với loài cá này để đạt được năng suất cao.
Mục lục
Đặc điểm và các loại cá rô đồng
Đối với các bạn ở vùng quê cá rô đồng là loài cá rất quen thuộc; và ngày nay cũng không còn xa lạ đối với các bạn ở thành thị. Cá Rô đồng có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người. Trong bữa cơm gia đình của người Việt, cá này là món ăn không thể thiếu.
Cá rô đồng là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ và được gọi cơ bản là cá rô. Chúng có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương; và có thịt béo, thơm, dai, ngon. Kích thước của chúng có thể lên tới cực đại là 250 mm.
Rô đồng là loài cá sống ở vùng nhiệt đới, sống ở nước ngọt. Ở miền Nam và miền Bắc tại Việt Nam cá rô đồng rất phổ biến. Ngoài tự nhiên cá sống trong sông, mương vườn, ruộng, ao, hồ; ngoài ra cá có thể sống ở các cửa sông lớn, miền núi ít gặp.
Phương pháp nuôi cá rô đồng
Nếu áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật phù hợp thì khi nuôi trong vòng 4 – 5 tháng; cá đạt trọng lượng từ 10 – 15 con/kg và năng suất từ 3 – 5 tấn/1.000 m2.
Thịt cá rô đồng rất ngon, được ưa chuộng và có giá bán khá cao trên thị trường.
Trong quá trình nuôi, nông dân nên lưu ý đến các đặc điểm mang tính bắt buộc đối với loài cá này như:
Nên nuôi bằng con giống nhân tạo và nhất là phải kiểm soát được nguồn giống. Tốt hơn cả là nên tự tạo được nguồn giống để chủ động theo kế hoạch nuôi. Khi ương cá bột khoảng 40 – 45 ngày thì có thể lọc lồng để cá đồng cỡ và qua đó chọn được đàn cá có tỷ lệ cá cái cao nên nuôi cá mau lớn; mang lại hiệu quả kinh tế cao và đạt năng suất.
Cần cho cá ăn thức ăn công nghiệp dạng viên có hàm lượng đạm cao trên 30% ở 2 tháng đầu và sau đó phối hợp với thức ăn tự chế từ nguồn phụ phẩm có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, cần theo tỷ lệ nhất định (không nên quá 50% tổng lượng thức ăn) và cần cho cá ăn thúc liên tục vì nếu không cho cá ăn đủ số lượng, chất lượng thức ăn, cá sẽ chậm lớn.
Cần phải chăm sóc tốt cá rô đồng
Con cá rô khi đến giai đoạn bán thì không thể trì hoãn được. Nếu kéo dài thì cá sẽ ôm trứng rồi không phát triển nữa, hoặc cá giảm ăn và gầy đi…
Giống như các loại cá khác, nuôi cá rô cũng cần sắp xếp mùa vụ để tránh xuất bán vào các tháng 8, 9, 10 âm lịch, vì đây là lúc lượng cá tự nhiên nhiều, nên cá bán không được giá.
Mặc dù là loài sống tốt được trong môi trường khắc nghiệt như nước tù bẩn; và hàm lượng ô-xy hoà tan trong nước thấp… Song con cá rô khi nuôi với mật độ cao trong ao thì cần định kỳ thay nước sạch thường xuyên. Mặt khác, cá cũng hay phát sinh một số bệnh như: xuất huyết, bệnh đường ruột; bệnh nấm nhớt và một vài bệnh khác nhất là vào các giai đoạn giao mùa… Các bệnh này chủ yếu do môi trường nước xấu mang lại.
Chính vì vậy, trong quá trình nuôi, cần chú ý giữ cho nước trong ao thật tốt để phòng bệnh cho cá. Nhất là ở giai đoạn giữa vụ trở đi; vì lúc này số lượng chất thải từ cá và các lớp tảo chết tích tụ dưới đáy ao rất nhiều. Biểu hiện dễ thấy nhất là khi độ pH tăng trên 7.0 (pH tốt nhất cho cá rô đồng là từ 6.5 – 7.0). Vì vậy trong suốt quá trình nuôi; cần chú ý sử dụng các chất xử lý nền đáy như zeolite hoặc các loại chế phẩm sinh học xử lý ao khác.
Trích dẫn từ nongnghiep.farmvina.com
Thùy Vân