Phương pháp chăn nuôi bò nhốt chuồng theo mô hình đúng chuẩn cho bà con nông dân

Kỹ thuật chăn nuôi bò nhốt chuồng theo mô hình đúng chuẩn cho bà con nông dân
4 phút, 56 giây để đọc.

Phương pháp chăn nuôi bò nhốt chuồng đúng với quy trình kỹ thuật sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con nào còn đang thắc mắc và muốn tìm hiểu thêm kiến thức về cách chăn nuôi, mời theo dõi trong bài viết sau đây của PQM.VN.

Môi trường sống và tuổi thọ của bò như thế nào?

Mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng theo mô hình đúng chuẩn cho bà con nông dân

Bò là tên gọi chung của các loài động vật có vú trong thuật ngữ khoa học Bos, bao gồm bò rừng và bò nhà. Chi Bos có thể được chia thành bốn chi con: Bos, Bibos, Novobos, Poephagus, nhưng sự khác biệt giữa chúng vẫn còn nhiều tranh cãi chưa thống nhất được. Hiện tại trên thế giới vẫn còn 5 loài trong chi này. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng có 7 loài trong chi này, vì các loài đã được thuần hóa cũng được coi là loài độc lập.

Ngày nay, có khoảng 1,3 tỷ loài vật này được nuôi trong nhà. Điều này đã khiến chúng trở thành một trong những loài động vật có vú được thuần hóa nhiều nhất trên thế giới. Các thành viên của chi này hiện được tìm thấy nhiều ở các khu vực như Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Môi trường sống của chúng không đồng nhất mà phụ thuộc vào từng loài cụ thể. Chúng có thể được tìm thấy ở đồng cỏ, rừng nhiệt đới, đất ngập nước, savan và rừng ôn đới. Ngoài ra, còn có một số loài có thể sống trong môi trường lạnh giá.

Tuổi thọ của bò trong tự nhiên khoảng 18-25 năm, và theo điều kiện nuôi nhốt, chúng có thể sống đến 36 năm. Chu kỳ mang thai của chúng kéo dài 9-11 tháng, tùy thuộc vào loài, và chúng chủ yếu sinh một con vào mùa xuân (hiếm khi sinh đôi), được gọi chung là bê con.

Vấn đề chuồng trại chăn nuôi

Mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng theo mô hình đúng chuẩn cho bà con nông dân

Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác quản lý đàn bò, nuôi dưỡng, có được một mô hình chăn nuôi bò thịt thành công. Xây dựng chuồng nuôi bò ở những nơi sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Đông Nam hoặc Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân khoảng 3-5 m2/ con. Tùy theo quy mô mà chuồng bò có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc chắn, không láng trơn gây nguy hiểm cho bò, có độ dốc từ 2-3% về phía rãnh thoát.

Cần trang bị máng uống, máng ăn dọc theo hành lang; kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía trước 50 cm, cao phía sau 80 cm; trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng sâu 30 cm, 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hầm biogas hoặc hố ủ phân, hệ thống rèm che cách tầm bò với từ 1-1,5m, xây dựng hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè.

Vệ sinh cơ sở chăn nuôi đều đặn

Khử trùng, tiêu độc và vệ sinh chuồng trại.

Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng uống, máng ăn; môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Tẩy uế chuồng trại định kỳ, khu vực xung quanh chuồng nuôi; khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, ruồi muỗi, gián, ve; hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò.

Thực hiện quá trình tẩy kí sinh định kỳ cho bò

Để có một phương pháp chăn nuôi bò thịt theo mô hình đúng chuẩn để bò có thể khỏe mạnh; cần sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Asuntol hoặc Neuguvon hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha loãng và sử dụng thuốc Nevugvon với liều lượng phổ biến 1à 25g/lít nước; bổ sung 20g xà phòng bột và 50ml dầu ăn lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là nách, vùng bẹn và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không để thuốc bám vào quần áo, người. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

 Điều chỉnh bữa ăn cho bò hợp lý

Kỹ thuật chăn nuôi bò nhốt chuồng theo mô hình đúng chuẩn cho bà con nông dân

Để có phương pháp chăn nuôi bò thịt theo mô hình đúng chuẩn và phát triển nhanh thì lượng thức ăn cần phải đảm bảo năng lượng cao; và phải được cho ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô mỗi ngày ngày, còn thức ăn thô là vào khoảng 15 – 20kg.

Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Sau đó bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau. Phương pháp cho ăn này và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng. Lúc đầu ta nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh; ít thức ăn tinh giúp bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao.

Nếu ngay từ đầu cho bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc acid (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dụng kết hợp với thức ăn tinh; để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh và cân bằng.

Trích dẫn từ Kythuatnuoitrong.edu.vn
Bích Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Cúc vạn thọ dễ trồng ở nhà

Gợi ý phương pháp chăm cúc vạn thọ cho ngày Tết thêm rực sắc màu

Trong những giống hoa cúc thì cúc vạn thọ được nhiều người yêu mến. Trong chuyên mục trồng trọt hôm …
Xem Chi Tiết
Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Dịch tả lợn Châu Phi – nỗi lo của bà con nông dân

Trên thế giới dịch bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện và bùng phát ở rất nhiều các quốc …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để ngăn chặn bệnh giun chỉ trong quá trình nuôi vịt?

Làm thế nào để ngăn chặn bệnh giun chỉ trong quá trình nuôi vịt?

Vịt là loại gia cầm thích nơi sống ẩm thấp. Thế nên chúng có thể đối mặt với nhiều loại …
Xem Chi Tiết
Ở gà, bệnh đầu đen là rất nguy hiểm.

Hiểu rõ hơn về bệnh đầu đen trong quá trình chăn nuôi gà

Ở gà, bệnh đầu đen là rất nguy hiểm. Một số vùng gọi đây là chứng viêm gan ruột, hay …
Xem Chi Tiết
Xét về bệnh ở chim bồ câu, có lẽ bệnh đậu là phổ biến nhất

Lưu lại kinh nghiệm đối phó bệnh đậu với chim bồ câu

Ngày càng có nhiều mô hình nuôi chim bồ câu để lấy trứng, lấy thịt,… Với chim bồ câu, người …
Xem Chi Tiết
nhiều người lựa chọn việc nuôi chim bồ câu như nghề chính

Người nuôi chim bồ câu cần biết những điều này để hiệu quả cao

Hiện nay rất nhiều người lựa chọn việc nuôi chim bồ câu như nghề chính của mình. Bởi nhìn chung …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà siêu trứng chất lượng cao

Nếu bạn đang muốn hướng đến mô hình chăn nuôi lấy nông sản theo xu hướng ăn uống hiện nay …
Xem Chi Tiết