Phương pháp trồng và chăm sóc cây đậu tương

cây đậu tương có giá trị lớn
3 phút, 33 giây để đọc.

Cây đậu tương là giống cây rất gần gũi với người nông. Tuy nhiên, cần phải biết rõ giống cây này và hiểu cách trồng thì mới thu hoạch được. Trong bài viết này, PQM sẽ hướng dẫn bạn trồng đậu tương hiệu quả, khoa học.

Cây đậu tương là cây gì?

Trước khi trồng cây đậu tương, chúng ta phải hiểu về đặc điểm của loại cây này. Một tên gọi khác nữa của cây này là đỗ tương. Cũng có nhiều nơi gọi đây là cây đậu nành.

Khung cảnh vườn đậu tương
Hình ảnh cả ruộng đậu tương.

Đậu tương có tác dụng nhiều trong việc cung cấp thức ăn. Dù đối với con người hay là đối với gia súc thì cây đều có nhiều giá trị. Do đó, giống cây này nên được trồng nhiều ở các hộ nông dân.

Người nông dân có thể trồng và thu hoạch để lấy hạt làm thực phẩm như nước tương hay đậu phụ. Hạt đậu tương có thể chế biến luôn làm món ăn hàng ngày.

Một điểm nữa là cây đậu tương còn tốt cho đất nên hay được trồng nhiều. Người nông dân nên trồng kèm đậu tương khi canh tác cây khác để cải tạo đất. Nhờ đó năng suất cây trồng sẽ được tăng cao hơn nhiều.

Phương pháp trồng cây đậu tương

Thời vụ trồng

Ở vùng ĐBSCL có thể trồng trong vụ đông xuân và vụ xuân hè luân canh với lúa. Còn ở vùng Đông Nam Bộ nhờ nước trời thì trồng đầu mùa mưa (vụ hè thu) cuối tháng 4 và giữa mùa mưa (vụ thu đông) có thời gian xuống giống từ đầu đến giữa tháng 8.

Chọn và làm đất

Cây đậu tương lúc còn bé
Cây đậu tương

Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Đất có độ pH từ 5,8 – 6,5.

Cày bừa kỹ cho đất tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,5 – 2m, rãnh rộng 30cm. Mật độ thích hợp trồng thâm canh là từ 35 – 40 cây/m2. Lượng hạt giống cần thiết từ 80 – 90 kg/ha. Lưu ý vụ hè thu không nên trồng dày quá sẽ dễ sinh sâu bệnh, năng suất thấp.

Cách trồng

Nếu cần xử lý đất thì dùng dầu hôi trộn với cát rải; hoặc dùng các  loại thuốc được phép sử dụng trên rau. Những loại thuốc có tác dụng hạn chế sự phá hại của sâu xám lúc cây còn nhỏ. Dùng cám rang thơm trộn với thuốc (trong danh mục) để bẫy sâu.

Trộn 2kg cám với 0,5kg thuốc, rải cho 1.000m2 trước khi trời tối. Rạch hàng cách nhau 30 – 40cm, sâu 10cm. Sau đó bón lót vôi bột 10 – 20 kg/1.000 m2 + phân chuồng, phân lân. Bón xong lấp lên trên một lớp đất rồi gieo hạt và cuối cùng lấp kín hạt. Rắc đều toàn bộ lượng vôi bột trên mặt luống. Chú ý nếu đất khô thì tưới đất ẩm trước khi gieo hạt.

Bón phân

Ruộng đậu tương khi thu hoạch
Ruộng đậu tương

Lượng phân và cách bón tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40kg N, 80kg P2O5, 70kg K2O. Lượng phân thương phẩm quy ra là 87kg urê + 485kg super lân + 117kg kali) cho 1ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50kg N, 100kg P2O5, 90kg K2O (lượng phân thương phẩm quy ra là 108kg urê + 600kg super lân + 150kg kali) và 15 – 20 tấn phân chuồng cho 1ha.

Bón làm 2 lần: Lần 1 bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân (hoặc bón thêm vôi nếu đất bị phèn) + 50% phân kali và 50% phân đạm (lúc gieo hạt). Lần 2 bón thúc 50% kali và 50% phân đạm còn lại vào lúc bắt đầu hình thành quả.

Trích dẫn từ nongnghiepvui.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

bưởi da xanh có tép bưởi hồng

Phương pháp trồng bưởi da xanh khỏe mạnh

Bưởi da xanh thường hay bị căn bệnh xì mủ. Vậy phải làm sao để bảo vệ cây trồng? Hãy …
Xem Chi Tiết
trồng quất dịp Tết giúp kiếm thêm thu nhập

[Phương pháp trồng trọt] Bí kíp trồng quất chất lượng

Nếu học được cách trồng quất như chúng tôi hướng dẫn sau đây, bạn sẽ có cây quất vô cùng …
Xem Chi Tiết
Chanh giấy không hạt có nhiều ưu điểm

Chanh giấy không hạt: bí kíp chăm sóc cho khoa học

Chanh giấy không hạt là một loại thực vật rất được ưa chuộng. Đặc tính không hạt của loại cây …
Xem Chi Tiết
cây chanh trồng nhiều ở gia đình

Hướng dẫn chăm sóc chanh đúng cách cho sai trái

Trồng và chăm sóc chanh đúng cách sẽ giúp cây sai trái. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp chăm chanh …
Xem Chi Tiết
cây điên điển có thể làm rau ăn

Hướng dấn trồng và chăm sóc giống cây điên điển

Hướng dẫn chăm sóc cây điên điển của PQM hôm nay chắc chắn sẽ giúp các bạn nhiều. Với kinh …
Xem Chi Tiết
chuối tây có màu rất đẹp

[Có thể bạn chưa biết] Mẹo trồng chuối tây đúng cách

Tiếp tục chuyên mục trồng chuối, bài viết trước chúng tôi chia sẻ cách trồng chuối lùn. Hôm nay, chúng …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết