Phương pháp trồng và chăm sóc cây sắn mà người trồng trọt có thể tham khảo

chăm sóc cây sắn không khó
7 phút, 9 giây để đọc.

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu cách trồng cây đậu tương cho bạn đọc. Hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm nhà nông với cách trồng và chăm sóc cây sắn.

Tìm hiểu về cây sắn

Cây sắn là giống  cây được trồng nhiều ở khu vực miền núi, đồi của Việt Nam. Tên gọi của loại cây cây này có sự khác biệt giưã hai miền Bắc, Nam của đất nước. Miền Bắc gọi là cây sắn. Còn miền Nam gọi là cây khoai mì.

chăm sóc cây sắn cần có bí kíp
Ruộng sắn

Nói về giá trị của cây sắn thì có rất nhiều. Cây sắn dùng được cả củ và lá cây. Củ sắn có vỏ nâu, thân trắng, ăn ngon và chế biến thành bột sắn dây, giải khát tốt. Ngoài ra, sắn luộc cũng là món ăn ngon. Ngọn sắn được hái để nấu canh cá vô cùng bổ dưỡng.

Cây sắn là giống cây mọc thẳng, nhiều cành. Cây có thể mọc ở khu vực đất khô cằn như ở vùng núi cao. Loại cây nông nghiệp này thường được bà con trồng thành ruộng rộng để canh tác. Ngoài ra, cây sắn còn được lai tạo nên tạo ra nhiều giá trị về kinh tế cho người trồng.

Kỹ thuật trồng

  • Chuẩn bị giống

Giống khoai mì có năng suất cao: KM 60, KM 95, SM 937-26; KM 98-1, KM 98-5, KM 140, KM94 và các giống có năng suất trung bình từ 28 – 30 tấn, hàm lượng tinh bột từ 28% – 30%, dạng cây gọn.

Đặc tính khoai mì:

Đặc tính nông học KM94 SM 937-26 KM98-1 KM98-5
Nhóm khoai mì Đắng Đắng Ngọt Ngọt
Thời gian sinh trưởng (tháng) 10-12 9-11 8-10 8-10
Năng suất củ tươi (tấn/ha) 38,6 38,2 37,5 39,1
Hàm lượng tinh bột(%) 28,6 28,5 27,6 28,3

Giống khoai mì trồng lấy từ ruộng sản xuất tốt hoặc ruộng nhân giống riêng, cây khoai mì đạt 6 tháng tuổi. Cây khoai mì giống phải khoẻ mạnh, không nhiễm sâu bệnh, nhặt mắt, không trầy sước.

Thời gian bảo quản giống < 60 ngày, ở nơi khô ráo và có bóng mát. Bó từng bó để đứng hoặc nằm trong bóng râm, hoặc cắm từng cây xuống đất (500 – 1000 cây/cụm), sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng để phòng trừ.

Hom khoai mì lấy từ 1/3 ở đoạn giữa thân, chiều dài 15 – 20 cm, đạt 4 – 6 mắt, không chặt hom quá ngắn hoặc quá dài.

Xử lý hom trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp diệt nấm.

  • Thời vụ trồng

Đất đỏ trồng vào mùa mưa (tháng 4 – tháng 5)

Đối với đất xám, nên chia thành hai thời vụ trồng để rải vụ thu hoạch và giảm áp lực về công lao động.

Vụ 1: Trồng từ tháng 4 đến tháng 5 và thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

Vụ 2. Trồng vào tháng 10 đến tháng 11; thu hoạch vào tháng 9 , 10 năm sau.

Biện pháp canh tác

bà con vùng cao trồng sắn
Cây sắn vùng cao
  • Làm đất

Đất phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng. Các công việc bao gồm: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng; xử lý cỏ dại.

Khoai mì cần đất tơi xốp, sâu để rễ, củ phát triển. Cày sâu 20 cm, cày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày, bừa 2 lần (lần 1 sau khi cày lật đất lần 1 khoảng 7 – 15 ngày và lần 2 sau khi cày lần 2, khoảng 5 – 7 ngày).

Không lên luống theo chiều dọc của đất, nước sẽ rửa trôi đất màu.

  • Bảo vệ đất

Lưu ý các biện pháp sau:

– Trồng theo đường đồng mức, lên luống vuông góc với độ dốc.

– Trồng các băng cây chống xói mòn theo đường đồng mức: cỏ vetiver, cây cốt khí hoặc các cây phân xanh khác.

– Trồng xen các cây họ đậu: đậu phụng, đậu xanh, đậu đen.

– Phủ bằng rơm rạ hoặc các nguồn phụ liệu khác sẵn có từ địa phương.

  • Phương pháp và mật độ trồng

Phương pháp trồng

Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng

Ở đất thoát nước kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng hom đứng và hom xiên. Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng.

Khoảng cách và mật độ trồng

  • Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0m (tương đương với 10.000 cây/ha),
  • Đất xấu trồng với khoảng cách 1,0 x 0,8m và 0,8 x 0,8m (tương đương với 12.500 cây/ha và 16.000 cây/ha)
  • Ở các diện tích trồng xen có thể trồng với các khoảng cách giữa các hàng và cây khoai mì là 1,2 x 0,6 m/cây hoặc 1,2 x 0,8m (tương đương với 11.000 cây và 14.000 cây/ha)

Chăm sóc cây sắn

chăm sóc cây sắn lai cho củ to
Cây sắn lai
  • Dặm hom

Từ 10 – 13 ngày sau khi trồng khoai mì, hom nẩy mầm. Cần kiểm tra đồng ruộng. Khoảng 20 ngày nếu đất còn độ ẩm thì dặm lại các hom không nẩy mầm hoặc hom yếu.

  • Bón phân

Phân hữu cơ: (phân chuồng, phân xanh) 5 – 7 tấn/ha hoặc phân vi sinh 500 kg/ha.

Phân hóa học:

Trồng bình thường: Bón theo công thức 80 kg N + 40 kg P2O5 + 80 kg K2O tương đương với 175 kg Urea + 200 Super lân + 130 kg Clorua kali

Trong điều kiện thâm canh: Bón theo công thức 160 kg N + 80 kg P2O5 + 160 kg K2O tương đương với 350 kg Urea + 400 Super lân + 260 kg Clorua kali

  • Thời gian bón:
      • Bón lót phân chuồng + phân lân;
      • Bón thúc lần 1 từ 25 – 30 ngày sau trồng (1/2 phâm đạm + 1/2 phân kali);
      • Bón thúc lần 2 từ 50 – 60 ngày sau trồng (1/2 phân đạm + 1/2 kali còn lại).

Thời điểm bón: Bón khi đất đủ độ ẩm, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc mưa lớn.

Kỹ thuật bón: Phân lân + phân chuồng bón lót; Phân đạm và phân kali bón theo hốc (cách gốc hoặc hom khoai mì 15 – 20cm).

  • Trừ cỏ dại để chăm sóc cây sắn đúng cách

Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ha, phun ngay sau khi trồng.

Kết hợp giữa làm cỏ bằng tay và phun thuốc: Làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 20 – 30 ngày, sau đó phun Dual với lượng dùng 1,2 lít/ha.

Phủ bề mặt ruộng bằng PE

Sâu hại

  • Bọ cánh cứng: Phun các thuốc thông thường điều trị như: Oncol, Lannate…
  • Nhện đỏ: Thường xuất hiện ở mùa khô gây cho khoai mì cháy khô từng vùng, dùng Supracide, Admire, Comite…
  • Bệnh thối đọt, cháy lá: Dùng Benlate, Benlate-C, Copper-B, Bavistin…

Trồng xen canh và luân canh

người dân nên trồng sắn canh tác
Ruộng khoai mì
  • Khoai mì là loại cây sử dụng nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, việc trồng nhiều vụ khoai mì liên tiếp trên một mảnh đất thì phải chăm sóc cây sắn đúng cách.
  • Đất bằng và đất có độ dốc thấp (độ dốc < 8%) trồng xen đậu phụng và đậu xanh, khoảng cách 2 hàng khoai mì 1,0 – 1,2m, giữa 2 hàng đậu phụng và đậu xanh là 0,25 – 0,30m và giữa 2 cây đậu phụng và đậu xanh là 0,15 – 0,20m.
  • Luân canh: nên luân canh với cây họ đậu, lúa và các cây ngắn ngày khác.

Thu hoạch sắn

  • Giống khoai mì KM 94 có thể thu hoạch ở thời gian 7 – 11 tháng sau khi trồng. Giống khoai mì KM 60 thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng sau khi trồng.
  • Thu hoạch đúng thời điểm, khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27 – 30%.
  • Tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng quá 24 giờ sau thu hoạch làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ.

Trích dẫn từ nongnghiepvuicom

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết
Hồng rụng quả gây thiệt hại kinh tế.

Hồng rụng quả: lý do và cách chăm cây mà người nông dân cần nắm vững

Khi trồng hồng dễ có hiện tượng hồng rụng quả, vậy phải làm sao? Xin mời độc giả cùng tìm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh KHV gây chết từ 80-100% trong quần đàn cá

Herpesvirus Koi và những biểu hiện của bệnh

Thực trạng của bệnh tại Việt Nam Trong những năm qua đối với cá Chép nuôi ở Việt Nam đã …
Xem Chi Tiết
Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang

Bệnh MBV ở tôm sú và những điều cần biết

Với xu thế chuyển dần sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; và cùng với đó là sự lớn …
Xem Chi Tiết
Bênh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang

Cách để nhận biết bệnh đầu vàng ở tôm sú

Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh thủy sản nguy hiểm; do virus hình que có kích thước …
Xem Chi Tiết
Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh

Phòng bệnh đục cơ ở tôm càng xanh như thế nào?

Bệnh đục cơ ở tôm là gì? Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh thường xuất hiện vào tháng 4 …
Xem Chi Tiết
Cần thường xuyên thay nước ao nuôi

Làm thế nào để phòng bệnh đốm trắng ở tôm do vi khuẩn gây ra?

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong …
Xem Chi Tiết
Nấm thủy my có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh nấm thủy my

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời điểm giao mùa như đang nắng nóng chuyển sang mưa …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết