Sâu đục thân xuất hiện nhiều ở cây xanh. Loài sâu này gây hại cho cây cà phê rất lớn và khiến cho cây trồng mất mùa thu hoạch.
Mục lục
Tìm hiểu về cây cà phê
Đây là giống cây họ hiến thảo, được trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cây cà phê có chứa chất caffein, với nhiều dòng khác nhau. Hiện tại cà phê được chia làm cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít.
Tại Việt Nam, cà phê được trồng cách đây cả trăm năm. Đầu tiên là ở Bắc Kỳ, rồi lan tới Kon Tum,…Tây Nguyên là khu vực trồng nhiều cà phê nhất của cả nước.
Nước ta cũng xuất khẩu cà phê sang các quốc gia khác. Những giá trị mà cây cà phê mang lại là vô cùng to lớn. Do đó, người nông dân rất quan tâm đến chất lượng trồng cà phê. Đặc biệt, họ phải có kiến thức để bảo vệ cà phê khỏi các loài vật gây hại mùa màng.
>>> Xem thêm: Chống bọ xít hại vải
Tìm hiểu về bệnh sâu đục thân ở cây cà phê
Có 2 loại sâu đục thân hại cây cà phê là sâu đục thân mình trắng và sâu đục thân mình hồng. Chúng hoạt động quanh năm và phát triển mạnh ở những khu vực nhiệt độ cao và nhiều ánh sáng.
Sâu đục thân mình hồng
– Trưởng thành là loài bướm trắng với nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc, thân dài 20-30mm, màu đỏ và được phủ bằng lớp lông trắng. Sâu non đẫy sức dài 30-50mm màu hồng. Nhộng dài 15-34mm.
– Bướm cái đẻ trứng vào vỏ cây, sâu non đục vào giữa thân cây và đùn mạt gỗ ra ngoài. Cây bị hại dễ bị gãy ngang.
– Sâu thường phá hại thân, hoặc cành cấp 1, cấp 2. Sâu có thể phá hại từ cây này sang cây khác, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
– Suốt vòng đời của sâu đục vào thân và sống bên trong đó. Đến khi trưởng thành bay ra ngoài tìm những nơi cành lá xanh tốt xum xuê để đẻ trứng.
– Sâu phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-28oC. Dưới 18oC sâu phát triển chậm. Sâu thường gây hại ở cây có tán không cân đối, những vườn không có cây che bóng.
Sâu đục thân mình trắng
– Trưởng thành là 1 loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen. Con trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của đoạn cành hoặc thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục ra phía gần vỏ tạo 1 khoảng rộng trong phần gỗ và hoá nhộng.
– Vòng đời từ trứng – sâu non – trưởng thành – đẻ trứng là 200 – 211 ngày trong vụ đông và 126 – 176 ngày đối với vụ hè.
– Sâu phát triển quanh năm và thường gây hại nặng vào tháng 4, 5 và 10, 11. Trưởng thành ưa đẻ trứng vào những cây ít cành, thưa lá. Chúng hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao. Ruộng cà phê càng dãi nằng càng bị hại nặng.
– Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại có các biểu hiện sau:
+ Toàn bộ lá phía trên ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân.
+ Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2-3 mm.
+ Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục.
+ Chẻ dọc thân cây thấy có đường rãnh sâu đục, phát hiện có sâu non màu trắng ngà, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt.
Biện pháp phòng trừ
– Tiến hành cưa bỏ những đoạn cành, thân cây bị bệnh.
– Dùng bẩy đèn để bắt các con trưởng thành ưa ánh sáng và tiêu diệt vào đầu mùa mưa.
– Sử dụng Hoạt chất Diazinon(Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha); Hoạt chấtChlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin(Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha)… Lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần. Chú ý phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây, sáng sớm hoặc chiều mát.
– Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Cắt tỉa cành để cây có được bộ tán lá cân đối. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây.
– Bảo vệ thiên địch, loài ongApenesia sahyadricaAzevedo & Waichert ký sinh trên giai đoạn sâu non của sâu đục thân mình trắng.
Trích dẫn từ nongnghiepvui.com
Thanh Vân