Tất tần tật những kỹ thuật nuôi nghêu giống bà con cần nắm vững để nâng cao năng suất

Kỹ thuật nuôi nghêu giúp tăng năng suất nhất định bạn phải biết
5 phút, 37 giây để đọc.

Bên cạnh tôm, cá tra, cá rô phi thì nghêu được xem là loại thủy sản chủ lực tiếp theo của Việt Nam. Hiện nay, các thị trường trên thế giới đặc biệt yêu thích việc tiêu thụ nghêu, nhất là ở khu vực EU. Nắm bắt được xu hướng đó, ngày càng có rất nhiều hộ gia đình đã quan tâm, đầu tư vào việc nuôi nghêu giống. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững những kỹ thuật nuôi nghêu để có được vụ nuôi bội thu.

Thấu hiểu được những lo lắng trên, ngay sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến quý độc giả kỹ thuật nuôi nghêu giống trên mọi phương diện, xin mời mọi người cùng theo dõi nhé

Lựa chọn bãi nuôi phù hợp

Bãi nuôi nghêu giống cần bằng phẳng, không có nhiều tạp vật có hại

Nền đáy

Nền đáy có ý nghĩa quyết định đến sự sinh trưởng của nghêu. Nền đáy là cát bùn hoặc cát – cát bùn có cỡ hạt 0,062 – 0,250mm là phù hợp nhất.

Chọn bãi ở vùng trung triều và dưới triều, đáy tương đối bằng phẳng, không quá dốc, nền đáy hơi xốp, độ sâu vùi của nghêu khoảng 4-6cm dưới lớp mặt đáy.

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình của không khí 25,2 – 28,4 độ C, cao nhất 28,4 độ C (tháng 4) thấp nhất 25,2 độ C ( tháng 1). Mùa nóng nhiệt độ tối đa 35 độ C, có khi lên 37,8 độ C (tháng 6,7).

Nồng độ muối

Mưa tại chỗ cùng lũ thượng nguồn xuống làm nồng độ muối thấp nhất, trung bình 7-10‰, có khi gần 1-2‰, lúc triều thấp.

Nước lên với nồng độ muối cao 25-30‰, chỉ tồn tại 2-3 giờ/ ngày. Lúc này nghêu tranh thủ kiếm ăn, sau đó lại nhanh chóng khép vỏ và vùi xuống dưới bùn.

Quy hoạch bãi nuôi nghêu

Quy hoạch bãi nuôi nghêu giống

– Ở cồn bãi ven biển thì phân lô dạng bậc thang theo chiều dọc bãi thành hình chữ nhật.

+ Diện tích vuông rộng 1-2 ha.

+ Đường phân vuông thẳng góc với đường bờ. Dọc các đường phân vuông phải cắm cọc tre hay gỗ (mỗi cọc cách nhau 4-6m) có lưới chắn rải theo các cọc.

+ Chiều dài lưới khoảng 300-400m, chiều cao lưới chắn khoảng 40cm (kích thước mắt lưới 4-5mm).

– Các bãi cồn ở giữa các cửa sông (thường có dạng bầu dục hoặc tam giác) thì phân vuông theo cỡ bàn cờ.

+ Diện tích mỗi vuông 2 – 4 ha có rào chắn 4 cạnh (rào chắn gồm cọc và lưới như trên).

Lựa chọn con giống khỏe mạnh

Lựa chọn nghêu giống không có mùi ươn, vỏ sáng màu

Đến nay chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên ở Gò Công Đông, Bình Đại, Ba Tri ở cồn bãi có nghêu cám và nghêu giống. Mật độ trung bình 15-20 con/dm2 (có nơi 100-150 con/dm2).

Trường hợp chuyển giống nghêu ở nơi khác về nuôi, bà con cần đóng bao khoảng 10kg/bao. Dùng bao bì thấm nước, nên chuyển về ban đêm, tránh mưa (đảm bảo thời gian vận chuyển từ lúc thu đến lúc gieo giống không quá 12-16 giờ, chuyển bằng thuyền trọng tải 4-6 tấn, có tốc độ cao).

Không dùng con nghêu giống đã há miệng và có mùi hôi. Thả giống rải đều lúc thuỷ triều đang lên, triều xuống thả ở chỗ nước sâu 10cm, không thả giống ở chỗ nước cạn.

Mật độ: cỡ 800-1.000con/kg thì thả 300-350con/m2, 3.500-3.600kg/ha. Nếu thả giống cỡ nhỏ cỡ 3.000-4.000con/kg thì cần 900-1.000kg/ha.

Hàng năm, chỉ riêng 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre có thể thu hoạch 2.000-3.000 tấn nghêu giống, cung cấp cho các bãi nuôi trong tỉnh và các nơi khác.

Chăm sóc nghêu

– Ở các bãi cồn, mỗi hộ dựng một chòi canh trên mặt biển, diện tích 8-10m2 thường xuyên có 1-2 người gác. Lúc triều lên có 3-4 lao động thu con nghêu giống bị sóng và thuỷ triều đưa vào bờ đem thả lại chỗ nước sâu. Việc này tiến hành vào 3-4 tháng đầu sau khi thả giống cho đến khi nghêu đạt 20mm.

– Thường xuyên kiểm tra rào chắn để nghêu không bị đẩy ra ngoài vuông nuôi. Nếu nghêu tập trung lại một góc hay một phía rào nào đó thì phải bắt chúng trở lại góc đối diện.

– Thu bắt những con ốc mỡ trơn (Polynices didyma Bottem); ốc mỡ hoa (Natica maculosa Lamarch) vì chúng di động tìm mồi bắt ăn con nghêu nhỏ.

Thu hoạch

Thu hoạch nghêu với các thiết bị chuyên dụng

Cỡ thu tốt nhất, chiều cao vỏ 36-37mm, tương đương 50con/kg. Cỡ trên 50mm vỏ rất dày và nặng. Mùa thu có chất lượng cao là vào tháng 4 đến tháng 7.

Cần thu nghêu thịt vào lúc triều rút, lúc này chúng đã ăn no; chỉ giữ lại nước nên thịt nghêu rất sạch; ngược lại thu lúc triều lên thường chúng ngậm cát giảm chất lượng khi chế biến.

Các sản phẩm thu cần đóng bao ngay (mỗi bao 30-40kg) giữ ở nơi râm mát; tránh nắng mưa; nếu bảo quản tốt nghêu sống được 40-48 giờ.

Loại bỏ con nghêu mở vỏ, có mùi ươn thối bốc ra. Số nghêu còn lại rải ra nền đáy cát gần bãi biển hay cửa sông có nồng độ muối 20-30‰ để kéo dài sự sống của chúng.

Một số điều cần tránh khi chăm sóc nghêu giống

– Không được sử dụng những con nghêu có dấu hiệu ươn để làm giống. Điều này có thể gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi (vì nghêu chết sẽ làm ảnh hưởng đến các khu vực còn lại)

– Tăng cường quản lý, mật độ thả nuôi hợp lý; khống chế thời gian nuôi và khai thác. Nếu phát hiện nghêu “nổi đầu” và nghêu chết thì cần loại bỏ ngay.

– Không nên nuôi nghêu quá dầy. Lý do là nghêu dễ bị chết vào khoảng tháng 1- 3 âm lịch khi nhiệt độ nước quá cao do nắng nóng kéo dài.

– Theo dõi thường xuyên địch hại: cụ thể là một số loại ốc mỡ chuyên đi bắt nghêu; khi phát hiện thì cần nhặt bỏ triệt để.

Lời cuối bài, xin cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho độc giả; bà con nhiều kiến thức hữu ích về kỹ thuật nuôi nghêu, từ đó góp phần mang đến một vụ nuôi thành công như mong đợi.

Trích dẫn từ tepbac.com

Lê Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Lá cây bị đốm vòng

Trồng đu đủ lưu ý những điểm sau để trị căn bệnh đốm vòng

Bệnh đốm vòng là bệnh dễ gặp ở cây đu đủ. Cùng với các bệnh như bệnh xoăn lá, bệnh …
Xem Chi Tiết
Ruộng mía sạch ít sâu bệnh

[Phòng bệnh cây trồng] Bí kíp trị bệnh thối đỏ thường gặp ở mía

Bệnh thối đỏ là căn bệnh dễ gặp ở cây mía. Bệnh này khiến mía không ăn được, khiến bà …
Xem Chi Tiết
bệnh nấm phấn đen ở chuối

Bệnh thường gặp ở cây chuối: nấm phấn đen

Nấm phấn đen là căn bệnh thường gặp ở cây chuối. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để …
Xem Chi Tiết
chăm chuối để không bị panama

Panama: căn bệnh thường gặp ở chuối

Panama hay căn bệnh vàng lá là một loại bênh thường gặp ở giống chuối. Nguyên nhân và cách chăm …
Xem Chi Tiết
quả bầu non khỏe mạnh

[Phòng bệnh cây trồng] Hướng dẫn cách phòng bệnh thối trái ở bầu bí

Một trong những bệnh thường gặp ở bầu bí là bệnh thối trái. Loại bệnh này khiến cho năng suất …
Xem Chi Tiết
Lá cây bưởi bị đốm rong

Bệnh đốm rong: nguyên nhân và cách phòng bệnh

Một trong những căn bệnh gây thiệt hại cho bưởi là bệnh đốm rong. Căn bệnh này do đâu và …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết