Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

trồng bơ sai quả cần kỹ thuật
9 phút, 37 giây để đọc.

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có thể trồng được. Để cây bơ sai quả thì phải có bí kíp trồng bơ.

Hướng dẫn dùng bơ đúng cách

Qủa bơ rất tốt cho sức khỏe, nhưng trồng được rồi thì cũng phải biết cách dùng thì mới tốt. Dưới dây là vài lưu ý khi sử dụng quả bơ.

Ăn phần thịt xanh đậm của quả bơ, vì đó là phần có nhiều dinh dưỡng. Đa số mọi người hay loại bỏ phần này.

Không ăn nhiều bơ khi chăm con còn bú sữa, vì nhiều bơ có thể khiến sữa mẹ giảm đi. Do vậy, bà bầu hay mẹ chăm con nhỏ nên hạn chế loại quả này.

Nếu ăn bơ thì cơ thể dị ứng, nổi mẩn thì nên dừng lại ngay. Vì khi ăn cơ thể khó chịu thì phải kiêng để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Tại sao nhiều người trồng bơ?

trồng bơ sai quả phải có hiểu biết
Cây bơ đang được ưa chuộng.

Tuy dễ trồng, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp cây bơ không ra quả. Vì vậy, khi trồng bơ, người dân cần phải nắm vững được những kỹ thuật cơ bản. Như vậy bơ mới ra quả, quả sai mà cây vẫn khoẻ mạnh.

Bơ có vị béo, dẻo, sáp, thơm, trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất: kali, natri, canxi, kẽm mangan, sắt, magiê, đồng, phốtpho, và selen. Chất chống oxy hoá cũng có rất nhiều trong trái bơ.

>>>Xem thêm: Phương pháp trồng sả tại nhà

Chia sẻ của người trồng bơ

“Cây bơ nhà tôi ra quả được một vụ xong vài năm lại đây bơ không ra quả nữa vì sao vậy làm cách nào cho ra quả” – Chị Nguyễn Thị Ương chia sẻ

“Những con bọ chích hút, muỗi, ruồi vằn,… chích trái bơ thành sẹo chấm đen hoặc bị rụng,… có phương pháp gì phòng trừ không? Xin cảm ơn nhiều.” – Bác Bùi Thảnh chia sẻ

“Cho mình hỏi cây bơ nhà mình 5 năm trước rất sai quả, nhưng năm sau mình chặt bớt cành đi, từ năm đó không năm nào có quả nữa. Giờ chăm sóc thế nào để có quả?” – chị Hà Thu Trang chia sẻ

“Cho em hỏi, nhà em có cây bơ ra rất nhiều quả nhưng không hiểu tại sao trái bơ cứ già đi là phần đít trái bơ bị nứt răn răn, sau đó rụng đi và bi thối. Có thể giúp em cách khắc phục? em cám ơn.” – Bạn Mai Phuongthanh chia sẻ

Giới thiệu về cây bơ

Cây bơ bắt nguồn từ Mexico và được người Pháp đem đến Việt Nam năm 1940. Hiện nay, bơ được trồng ở Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Daklak, Phú thọ.

Bơ chứa trung bình 245 calo/100g thịt trái), hàm lượng chất béo cao (26,4g/100g) chứa nhiều vitamin A (0,17mg), vitamin B, vitamin E và nhiều chất bổ dưỡng khác.

Hàm lượng dầu tổng số trong thịt trái bơ rất cao. Vitamin E trong bơ có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa. . Dầu trái bơ còn được dùng làm xà phòng.

Bơ có thể sử dụng theo nhiều cách như ăn tươi, làm kem, ăn kèm bánh sandwiches. Trước đây, bơ được dùng nhiều ở các nước Âu, Mỹ hơn là các nước Đông Nam Á.

Yêu cầu thổ nhưỡng

Trồng bơ cần có đất tốt
Trồng bơ cần có đất tốt
  • Đất phải thoát nước tốt, tránh ngập úng gây nấm rễ chết cây.
  • Lượng mưa hàng năm của khu vực phải đạt từ 1200 – 1500mm.
  • Độ pH của đất từ 5 – 7.
  • Nếu trồng xen canh với cây cà phê phải bổ sung thêm vôi.

Các tỉnh Tây Nguyên có thổ nhưỡng phù hợp nhất để trồng bơ đạt năng suất cao và chất lượng quả ổn định.

Lựa chọn giống bơ

Cách nhân giống thường sử dụng trước đây là nhân giống từ hạt. Phương pháp nhân giống phổ biến hiện tại là ghép nêm chồi.

Các giống bơ nên canh tác tại thời điểm hiện tại là: Giống bơ BOOTH, Bơ HASS, Bơ REED. Đặc tính: quả thơm dẻo, vỏ dày, bào quản được lâu. Thời điểm thu hoạch thường sớm hoặc muộn hơn so với các giống bơ thông thường.

Thời điểm trồng

Thời điểm tốt nhất để trồng bơ là vào đầu mùa mưa (Tháng 5, Tháng 6 Dương Lịch). Tuy nhiên, bà con cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa hoặc cuối mùa khô.

Nếu trồng trong mùa khô, cần tiến hành đánh bồn, phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, vỏ lạc. Ngoài ra nếu trồng ở khu vực đất trống, phải che nắng và chắn gió cẩn thận.

Có thể tiến hành che nắng – chắn gió bằng lá dừa hoặc lưới nilon.

LƯU Ý: Chỉ che chắn xung quanh cây. Cách che phù hợp nhất là đóng 3-4 cọc xung quanh cây bơ. Sau đó dùng lưới nilon hay dùng che nắng.

Mật độ trồng

Bơ là loại cây tán rộng, rễ ngang phát triển nhiều, do đó mật độ trồng nên được phân bổ như sau:

Trồng Bơ xen với cà phê: Nên trồng 9m hoặc 10 mét /1 cây tương đương 123 cây/ha.

Trồng thuần: Kích thước (7 mét x 7 mét) trồng vuông, tương đương 204 cây/ha; Hoặc (6m x 6m) đối với trồng so le hoặc canh tác trên đất xấu, tương đương 277 cây /ha.

Chuẩn bị hố trồng bơ

trồng bơ sai quả sẽ mang lại kinh tế tốt
Cây bơ sai quả

Hố trồng bơ có kích thước 60 x 60 x 60cm. Mỗi hố dùng lớp đất mặt trộn đều với 10kg phân chuồng hoai mục (hoặc 7kg phân hữu cơ vi sinh), 300 – 500g phân lân, 300 – 500g vôi và 1 hạt long não để chống mối.

Khi trồng cẩn thận xé bầu nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu, đứt rễ. Nên dùng dao hoặc kéo cắt và gỡ phần túi nilon ở đáy bầu (khoảng 3-5cm tính từ đáy). Sau đó đặt bầu vào chính giữa hố. Nén nhẹ phần đất xung quanh để cố định bầu. Tiếp đó dùng dao hoặc kéo cắt túi nilon từ trên xuống dưới, lấp đất và tiếp tục nén nhẹ đồng thời rút phần túi nilon ra.

Lấp đất đã trộn phân vào đầy hố đồng thời dùng chân dẫm nhẹ xung quanh để nén đất. Khi trồng không nên trồng sâu, mặt bầu ngang với mặt đất.

Bón phân đúng cách

Năm thứ nhất: Bón thúc sau 20 ngày. Sử dụng phân NPK tỷ lệ 2:2:1. Mỗi hố từ 100g. Bón kết hợp tưới tưới nước . Sau đó tiếp tục bón tiếp 30 ngày 1 lần.

Năm thứ 2: Tiếp tục bón NPK 200 – 300g. Mỗi năm bón 6 lần, 3 lần vào mùa mưa, 3 lần vào mùa khô.

Năm thứ 3 trở đi: Nếu là bơ ghép thì từ năm thứ 3 cây bắt đầu ra quả bói. Nên để lại 1-3 quả/cành. Khi quả được 1 tháng đến khi thu hoạch (5-6 tháng) tiến hành bón 3 đợt phân, mỗi đợt 2kg phân NPK. Sau khi thu hoặc bón bổ sung 1-2kg Ure và cắt tỉa cành yếu.

Lưu ý khi cây ra hoa không nên tưới nước, bón phân.

Nếu trồng bơ xen cà phê thì từ năm thứ 3 có thể giảm lượng phân xuống một nửa.

Tưới tiêu

Năm đầu: Khi trồng xong cần tiến hành tưới ngay. Nếu trồng mùa khô sau trồng 3-5 ngày phải tưới lại Sau đó cứ 10-15 ngày tưới 1 lần. Nên đánh bồn 1 x 1m để tiện cho việc tưới nước.

Năm thứ 2: Bộ rễ đã ăn sâu nhưng vẫn phải thường xuyên tưới bổ sung trong mùa khô. Nên tưới 4-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 15-20 ngày.

Năm thứ 3 trở đi: Nếu trồng xen cà phê thì không cần phải tưới nước. Chỉ cần tưới cà phê, bơ sẽ dùng chung lượng nước này với cà phê. Còn trồng thuần thì khoảng 20-25 ngày tưới một đợt. Tránh tưới nước vào thời điểm cây đang ra hoa.

Cắt tỉa cành tạo tán

trồng bơ sai quả tại nhà
Trồng bơ và thu hoạch bơ chín

Bơ trồng từ hạt thân thường mọc thẳng và cành ngang ngắn, bơ ghép thường phát sinh cành ngang rất sớm. Hiện nay phương pháp trồng từ hạt không còn phổ biến nhiều. Do đó chúng ta sẽ tập trung vào cắt tỉa cành tạo tán cho các giống bơ ghép.

Đối với trồng xen cà phê, chỉ nên để 1 cành mọc từ chồi ghép. Khi cây cao hơn tán cà phê 1-2 m tiến hành hãm ngọn để cây ra cành ngang.

Còn đối với trồng thuần, bà con bấm ngọn ở độ cao 60 cm đến 70 cm. Sau đó cắt tỉa cành chồng chéo, chồi vượt… tạo tán tỏa đồng đều.

Khi cây giai đoạn thu hoạch, cần thường xuyên cắt bỏ cành yếu, sâu bệnh. Những cành nhỏ nhưng nhiều trái, cần phải có biện pháp chống đỡ.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu cuốn lá: sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ, 10mm, màu xanh và có những lằn ngang không rõ rệt. Dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ.

Sâu cắn lá: có rất nhiều loài, sâu ăn trụi lá làm chết cây con. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây.

Rầy bông: rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và quả non. Dùng supracide, suprathion, bassa,…khi thấy xuất rầy xuất hiện.

Bệnh thối rễ: do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng. Biện pháp phòng trừ sau:

– Không dùng hạt giống bị nhiễm bệnh và vệ sinh vườn ươm sạch sẽ .

– Trồng bơ trên các loại đất có kết cấu tơi xốp.

– Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng, vôi đặc.

Bệnh héo rũ: lá héo, chết rất nhanh. Dùng thuốc hóa học Anvil, Daconil, Aliette,… để phòng trừ

Thu hoạch bơ

Cây ươm hạt bắt đầu có trái sau khi trồng được 5 hoặc 7 năm. Cây ghép cho trái bói sau khi trồng 2 đến 3 năm. Năm thứ 4, thứ 5 khi tiềm lực cây đủ cho năng suất thì không tỉa bỏ trái nữa.

Năng suất trái bơ biến động từ 8-20 tấn/ha/năm tùy theo giống. Thời điểm hái trái ảnh hưởng rất nhiều đến bảo quản, vận chuyển. Thông thường dựa vào màu sắc của vỏ trái mà nhà vườn quyết định thời điểm thu hoạch hợp lý. Bơ đúng vụ thu hoạch vào tháng 7-8 dương lịch, bơ trái vụ tháng 9-10.

Trích dẫn từ nongnghiepnhanh.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết