Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây là nhãn Hưng Yên.
Mục lục
Lợi ích của quả nhãn
Qủa nhãn rất tốt cho thần kinh. Nó giúp giảm thiểu chứng mất ngủ và làm hệ thần kinh hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy, người cao tuổi có thể ngủ yên giấc hơn nếu dùng chè nhãn.
Nhãn còn có tác dụng tăng tuổi thọ cho cơ thể. Lý do là vì nhãn giúp cho tế bào gốc tự do khó hoạt động. Qủa này cũng giúp cho cơ thể chống lại các căn bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, loại quả này còn tốt cho người máu khó đông. Nhãn giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Nhờ đó, khi bị thương thì sẽ không mất quá nhiều máu.
Loại quả ngọt mát này cũng tốt cho tuyến tụ, ngăn nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới. Đồng thời, cơ thể sẽ trao đổi chất tốt hơn nếu thường xuyên sử dụng long nhãn.
Ít người biết rằng nhãn chứa rất nhiều vitamin C. Do đó, nếu gia đình trồng nhãn thì bạn nên tận dụng cơ hội nhé. Hãy ăn nhãn để làn da nữ giới luôn khỏe đẹp, trẻ trung.
Ý kiến của người trồng nhãn
Có rất nhiều ý kiến quan tâm và chia sẻ về kỹ thuật trồng nhãn:
Sau thu hoạch quả là thời gian cây nhãn bị tổn thương lớn nhất trong năm. Giai đoạn này cây yếu nhất, vì vậy muốn tạo đà cho vụ sau thì việc đầu tiên gia đình tôi làm là tỉa cành, tạo tán, chăm sóc, trả lại sức khỏe cho cây. Đây là công việc hết sức quan trọng, nó bảo đảm sự phục hồi, sinh trưởng và phát triển cho cây sau 5 – 6 tháng nuôi quả và tiếp sức cho cây ra vụ quả sau”. Ông Nhã chia sẻ:
Ông Nguyệt cho rằng: “Cho cây “ăn” dưới gốc bao nhiêu mà không quan tâm đến bảo vệ thực vật thì cây không ra hoa, đậu quả. Đặc biệt là, dù quanh năm có chăm sóc, cắt tỉa, khoanh cành… thì từ tháng 10 đến tháng 11 âm lịch tuyệt đối không được động chạm gì đến cây. Đây là thời gian cây tích lũy dinh dưỡng. Đến cuối tháng 11 âm lịch, nên tưới thuốc kích cây phát dục, đồng thời nhìn cây, cành để có thể làm thêm động tác khoanh những cành muốn cho ra hoa”.
Các nhóm nhãn Hưng Yên
Nhóm chín sớm: Có thể sử dụng giống PHS-99-1-1 (Phố Hiến sớm). Năng suất trung bình đạt 175 kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm chín sớm là 56,6%. Khối lượng trung bình quả đạt 80 quả/kg, cùi quả dày, giòn dễ tách, tỷ lệ thịt quả đạt 64,2%, ăn ngọt đậm và thơm, độ Brix đạt 19,1%. Thời gian cho thu hoạch từ 15 đến 22/7.
Nhóm chín chính vụ: Có thể sử dụng giống PHT-99-1-1 (Phố Hiến chính vụ) cho năng suất 95 kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm chính vụ 39,2%. Quả to, trung bình 64 quả/kg, cùi dày, giòn, dễ tách, tỷ lệ thịt quả đạt 66,9%, độ Brix cao: 21,1%, ăn ngọt đậm, thơm. Thời gian cho thu hoạch từ 22/7 đến 5/8.
Nhóm chín muộn: Nên sử dụng giống PHM- 99-1-1 (Phố Hiến muộn) hay còn gọi là giống nhãn muộn Hưng Yên: Năng suất đạt 200kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm là 193,2%. Khối lượng quả trung bình đạt 85 quả/kg, cùi dày, giòn, dễ tách, tỷ lệ thịt quả khá cao: 74,8%. Tuy ít thơm nhưng ăn ngọt đậm, độ Brix cao: 20,1%. Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ 15/8 đến 15/9.
Đặc điểm cây nhãn lồng Hưng Yên
Cây cao 5-10m, tán lá tròn xoè ra và rậm rạp, cành non có lông. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, nhẵn, mặt dưới màu thẫm hơn mặt trên, dài 7-20 cm, rộng 2,5-5 cm.
Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, xếp thành chuỳ mọc ở ngọn cành và ở nách lá, màu vàng nhạt, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây chịu rét tốt.
Một số nhóm giống phổ biến: nhãn trơ cùi; nhãn nước; nhãn lồng; nhãn tà, nhãn cám. Vỏ nhãn cũng dùng chữa vết thương và cầm máu.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Ấn Độ, được trồng ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam. Nhãn dễ trồng, mọc nhanh, có thể trồng bằng hạt, bằng cành chiết hay ghép cây. Độ 4-5 năm thì có quả. Vào tháng 6-8 là tháng thu hoạch nhãn. Tại Việt Nam, nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản nổi tiếng.
Phương pháp trồng nhãn Hưng Yên Muộn
Kỹ thuật nhân giống
Gieo hạt: Chủ yếu để làm gốc ghép, hạt lấy về cần xử lý gieo ngay. Ngâm hạt nửa ngày, vớt ra, ngâm vào nước vôi trong, sau 2 – 3 giờ vớt ra, ủ vào đất cát ẩm 2 – 4 ngày. Khi ngâm hạt nhú ra đem gieo.
Chiết cành: Đường kính gốc cành chiết 1,0 – 1,5 cm, dài 40 – 60cm. Sau khi hạ cành, nên tháo bỏ giấy PE, quấn thêm lớp bùn rơm, khi rễ nhú ra lớp bùn rơm mới đem trồng.
Ghép: Chọn giống nhãn tốt, quả to, cùi dày, hạt bé, ra quả đều lấy làm mắt ghép. Ghép vào tháng 3 đến tháng 4 hoặc tháng 9 – 10. Chọn cành ghép 1 – 2 tuổi. Sau 2 – 3 năm trên đất tốt đã cho quả; 4 – 5 năm cho thu hoạch tốt.
Kỹ thuật trồng
Đất: Đất phù sa (thích hợp nhất), đất cát ven biển, đất gò đồi trung du hay đất núi, pH = 4,5 – 6,0.
Khí hậu: Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển 21 – 27 độ C; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25 – 31 độ C; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hoá mầm hoa.
Giống: Giống nhãn địa phương có nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn Vĩnh Châu, nhãn tiêu. Giống nhập nội: Đại Ô Viên (Trung Quốc), nhãn Thạch Hiệp (Trung Quốc).
Khoảng cách và mật độ trồng: 8 m x 8 m (160 cây/ha) hoặc 7m x 7 m; hoặc 4 m x 4 m hoặc 5 m x 5 m (khi cây giao tán thì tỉa bớt đi 1 hàng).
Thời vụ trồng: Miền Bắc: tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9
Miền Nam: Đầu và cuối mùa mưa
Chăm sóc cây nhãn
Bón phân: Mỗi năm bón thúc cho cây 3 lần (kg/cây)
Tưới nước: Là cây chịu hạn, thích ẩm, sợ đọng nước. Thang đầu tiên sau trồng tưới 1 – 2 ngày/lần; 2-3 ngày/1 lần ở tháng thứ 2. Sau đó chỉ quá khô hạn mới cần tưới cho cây.
Tỉa cành tạo tán: Cắt tỉa tạo hình sao cho cây thấp để dễ chăm sóc. Tiến hành cắt tỉa sau khi thu hoạch quả muộn hơn – cắt vỏ những cành yếu, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán.
Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
+ Bọ xít: Phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015 – 0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).
+ Sâu tiện vở nhãn: Dùng thuốc bơm vào lỗ đục hoặc dùng gai mây để bắt. Dùng nước vôi đặc quệt lên gốc cây.
+ Rệp sáp: Dung Dimecron, BI58 (0,15 – 0,28%).
+ Dơi, Rốc: Bó các chùm nhãn trong giấy cứng, bao cói, mo cau, túi PE để bảo vệ quả.
+ Nhện hái lá: Phun Nuvacron 0,2%.
+ Rầy hại hoa: Dipterex 0,2% và Trebon 10 ND 0,15 – 0,2%.
+ Dòi đục cành hoa: Phun bằng Monitor 0,2%, Trebon 0,15%.
+ Bệnh sương mai (mốc sương): Phun Bordeau 1% hoặc Ridomil – MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, hoặc hỗn hợp Ridomil – MZ 0,2% + Anvil 0,2%. Phun 2 lần (lần 1: khi cây ra giò; lần 2: khi giò hoa nở 5 – 7 ngày).
Thu hoạch
Khi vỏ quả màu nâu sáng, vỏ mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều.
Trích dẫn từ nongnghiepnhanh.com
Thanh Vân