Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

bệnh đầu đen ở gà
6 phút, 36 giây để đọc.

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị nhiễm bệnh, gà có những triệu chứng như: gầy gò, giảm ăn, đi phân loãng, đứng im, rụt cổ…lâu ngày sẽ dẫn đến tử vong do kiệt sức. Chính vì độ nguy hại của bệnh đầu đen, nên bà con chăn nuôi cần phải tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân, triệu chứng, cũng như các chữa trị sao cho hiệu quả nhất.

Nguyên nhân, triệu chứng và các chữa trị khi gà nhiễm bệnh

Nguyên nhân

Chúng có 4 dạng tồn tại: Dạng xâm nhiễm ở manh tràng (ruột thừa) có thể phân lập. Dạng sinh dưỡng ở các tổn thương ruột, gan (có thể phân lập và giao tử). Dạng lưới thường dính với nhau tạo ra các thể lưới và hợp bào ở gan. Dạng hình thoi trong lòng ruột thừa và nga ba hồi manh tràng.

Vì là bệnh do Histomonas gây ra nên có tên khoa học là Histomonosis, cũng vì các biến đổi đặc trưng tập trung song hành ở gan và ruột và bệnh lại có tính lây lan nhanh, nên bệnh còn có tên là bệnh viêm hoại tử ruột gan (Infectious Enterohepatitis).

Ở Việt Nam do các biến đổi đặc trưng tạo kén ở ruột thừa nên người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột.

Phương thức lây truyền

Bệnh này lây lan chủ yếu qua đường miệng. Gà ăn phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa Histomonas.

– Bệnh lây truyền qua đường ăn uống bởi thức ăn, nước uống, chất độn, môi trường bị nhiễm trứng giun kim Heterakis Gallinae đã chứa mầm bệnh, sau khi gà bị nhiễm và trong quá trình phát triển; gà lại thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài qua 2 cách: Qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân.

Bệnh lây truyền qua đường ăn uống bởi thức ăn, nước uống, chất độn, môi trường bị nhiễm trứng giun kim Heterakis Gallinae đã chứa mầm bệnh, sau khi gà bị nhiễm và trong quá trình phát triển; gà lại thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài

– Ra môi trường bên ngoài; trứng giun kim lại bị giun đất ăn và mầm bệnh được duy trì trong giun đất rất lâu, gà vô tình lại ăn giun đất và lại tái nhiễm. Đây là nguyên do sâu xa nhất để bệnh đầu đen lưu trữ trong thời gian rất dài tại nhiều cơ sở chăn nuôi, và là lý do cơ bản khiến gà tái bệnh và điều này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi được điều trị khỏi.

Đặc điểm dịch tễ

– Gà từ 2 – 3 tuần tuổi đến 3 – 4 tháng là có tỷ lệ dễ bị nhiễm bệnh nhất, nhưng có trường hợp gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.

– Vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu là những thời điểm dễ bị nhiễm bệnh nhất nhưng gà lớn lại có tình trạng bệnh nổ ra cả trong mùa đông.

– Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, gà tây là mẫn cảm nhất.

Triệu chứng

– Gà đột nhiên sốt rất cao khoảng 43 – 44 độ C; nhưng gà đứng im; có tình trạng rụt cổ; dạng rộng chân; mắt nhắm nghiền; xù lông và run rẩy vì cảm thấy rét. Nhiều gà thì giấu đầu vào nách cánh; tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.

– Uống nhiều nước, giảm ăn, đi phân loãng màu vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím.

– Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.

– Bệnh thường xuyên kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống còn 39 – 38 độ C.

– Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không liên tục mà kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi có tâm lý bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng tỷ lệ gà chết khi nhiễm bệnh lên đến 85 – 95%.

Gà đột nhiên sốt rất cao khoảng 43 – 44 độ C; nhưng gà đứng im; có tình trạng rụt cổ, dạng rộng chân; mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy vì cảm thấy rét. Nhiều gà thì giấu đầu vào nách cánh; tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi

Bệnh tích

Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng

– Gan sưng to gấp 2 – 3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử; lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ như đá hoa cương; sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek.

– Ruột thừa (manh tràng) bị viêm sưng; thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần. Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng. Từ đấy người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.

Nhiều trường hợp; thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cá cơ quan nội tạng khác; đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên viêm phúc mạc nặng khiến gà chết nhanh

Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng; viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh trùng máu do Leucocytozoone.

Điều trị

Khi gà bị nhiễm bệnh đầu đen, bà con chăn nuôi không cần quá lo lắng vì bệnh này có thể được điều trị dễ dàng theo 3 phác đồ điều trị dưới đây:

Phác đồ điều trị 1: Phải tiến hành đồng thời hai việc sau đây cùng một lúc:

– Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibrasin 1 ml/5 kg gà/lần/ngày x 3 ngày.

– Cho uống T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc T. Flox.C 20 gr, bổ gan TA.Sorbitol + B12 là 40 gr, Gluco.K.C.B2 là 100 gr.

Các loại thuốc trên pha vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

Bước 2: Cho uống T. cúm gia súc 2 gr, T. Coryzin 1,5 – 2 gr, Super Vitamin 2g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3 – 4 ngày đêm là khỏi.

Phác đồ điều trị 2: Làm 2 việc sau đây cùng một lúc:

– Tiêm bắp Macavet hoặc Flodovet 1 ml/7 kg P/lần/ngày x 3 ngày.

– Cho uống: T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc Anti-protozon hoặc Anti-CRD.LA 20 gr, bổ gan – thận – lách. TA 40 gr, Gluco.C 100 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg gà uống trong 1 ngày, dùng 4 ngày là khỏi.

Phác đồ điều trị 3: Dành cho những đàn gà có số lượng quá ít.

– Hepaton hoặc Anti – CRD.LA 15 gr.

– T. Flox.C 15 gr.

– T. cúm gia súc hoặc Anti-Gum 20 gr.

– Bổ gan – lách – thận TA 40 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 – 20 lít nước hoặc cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị gà bị bệnh đầu đen. Bà con chăn nuôi nên chú ý đến những biểu hiện bất thường của gà; để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

Cách phòng bệnh hiệu quả

Phải tách biệt được gà tây và gà ta; không nuôi cùng một lúc nhiều lứa gà; trong những ngày mưa, gió to thì không nên thả gà ra vườn. Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím.

* Cách làm:

– Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1gr thuốc tím, hoặc 2 gr sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2 giờ, sau đó nếu thừa thì đổ đi.

– Hằng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.

Trích dẫn từ Phanvienthuy.com.vn
Hồng Tuyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

bưởi da xanh có tép bưởi hồng

Phương pháp trồng bưởi da xanh khỏe mạnh

Bưởi da xanh thường hay bị căn bệnh xì mủ. Vậy phải làm sao để bảo vệ cây trồng? Hãy …
Xem Chi Tiết
trồng quất dịp Tết giúp kiếm thêm thu nhập

[Phương pháp trồng trọt] Bí kíp trồng quất chất lượng

Nếu học được cách trồng quất như chúng tôi hướng dẫn sau đây, bạn sẽ có cây quất vô cùng …
Xem Chi Tiết
Chanh giấy không hạt có nhiều ưu điểm

Chanh giấy không hạt: bí kíp chăm sóc cho khoa học

Chanh giấy không hạt là một loại thực vật rất được ưa chuộng. Đặc tính không hạt của loại cây …
Xem Chi Tiết
cây chanh trồng nhiều ở gia đình

Hướng dẫn chăm sóc chanh đúng cách cho sai trái

Trồng và chăm sóc chanh đúng cách sẽ giúp cây sai trái. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp chăm chanh …
Xem Chi Tiết
cây điên điển có thể làm rau ăn

Hướng dấn trồng và chăm sóc giống cây điên điển

Hướng dẫn chăm sóc cây điên điển của PQM hôm nay chắc chắn sẽ giúp các bạn nhiều. Với kinh …
Xem Chi Tiết
chuối tây có màu rất đẹp

[Có thể bạn chưa biết] Mẹo trồng chuối tây đúng cách

Tiếp tục chuyên mục trồng chuối, bài viết trước chúng tôi chia sẻ cách trồng chuối lùn. Hôm nay, chúng …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết