Nuôi tu hài đúng kỹ thuật giúp mang đến hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân

4 phút, 2 giây để đọc.

Tu hài là loại hải sản khá dễ nuôi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng không hề nhỏ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao thì người nuôi nhất định phải nắm vững kỹ thuật từ lúc chọn bãi, chọn giống, quản lý chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Chi tiết xin mời độc giả tham khảo ngay sau đây

Tu hài – loại hải sản mang lại giá trị kinh tế cao

Nuôi tu hài mang lại giá trị kinh tế cao

Tu hài là loài nhuyễn thể có hai mảnh vỏ thuộc họ Mactridae trong bộ Veneroida. Loại hải sản này còn được gọi với tên gọi khác là ốc vòi voi.

Tu hài là loài nhuyễn thể sống lâu và lớn nhất trong hang cát, đây cũng là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Chúng có giá trị dinh dưỡng vượt trội cùng hương vị đặc biệt.

Ở Việt Nam, trước đó tu hài chỉ có trong môi trường tự nhiên, là một đặc sản quý hiếm. Tuy nhiên hiện nay, nó đã được nuôi thành thương phẩm và ngành nuôi tu hài (ốc vòi voi) đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân

Theo một thống kê mới nhất thì sau 1 năm nuôi trồng,  tỷ lệ tu hài sống đạt trên 80%. Tổng sản lượng thu hoạch có thể đạt trên 10 tấn. Tu hài thương phẩm với giá bán buôn từ 185.000 VNĐ – 200.000 VNĐ/kg và bán lẻ thị trường là 270.000 VNĐ/kg, nếu trừ đi các chi phí thì lợi nhuận mà ngư dân thu về lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí là cả tỉ đồng.

Kỹ thuật nuôi tu hài chi tiết từ a đến z

Lựa chọn địa điểm nuôi tu hài thích hợp

Chọn địa điểm nuôi có các điều kiện môi trường thích hợp với sinh thái của loại hải sản này, cụ thể như sau:

– Độ mặn 29 – 30‰, đáy cát có pha lẫn các mảnh vụn vỏ của động vật thân mềm như vỏ hàu, sò, điệp.

– Độ trong cao từ 2,5 – 3m, nước lưu thông tốt, không bị ứ đọng, không bị ảnh hưởng của nguồn nước ngọt vào mùa mưa lũ, không chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

– Lựa chọn địa điểm nuôi tu hài thích hợp nhất cũng cần chú trọng tới nguồn thức ăn tự nhiên, địa điểm nuôi cần có thành phần thực vật phù du phong phú và đa dạng.

Chuẩn bị bãi nuôi

Lựa chọn địa điểm nuôi tu hài cần bằng phẳng

Cải tạo bãi

Vào ngày thuỷ triều thấp nhất, ngư dân cần dọn sạch rong tạp trên mặt bãi, nhặt các viên đá, sỏi lớn ra khỏi bãi nuôi, san phẳng những nơi lồi lõm. Đồng thời tạo mặt phẳng, giảm độ nghiêng của bãi. Cuốc xới mặt bãi tạo độ tơi xốp nhất định.

Rào bãi

Dùng cọc gỗ phi 4 – 5cm, dài 1,5m đóng xung quanh bãi nuôi tu hài. Khoảng cách cọc từ 1 đến 2m là hợp lý. Dùng tre và dây thép buộc giằng các đầu cọc theo chiều ngang. Lưới ni-lon 2a = 2cm chôn xuống bãi 0,3m, phần trên cao 50 – 70cm. Bãi trước rào theo hình chữ nhật, chiều dài theo hướng từ trong bờ ra bãi sâu.

Cấy giống

Dùng que tre hoặc que gỗ đâm xuống mặt bãi 5cm tạo thành lỗ và cấy vào đó 1 con giống. Mật độ 25 con/m2 tương ứng khoảng cách 20cm giữa các cá thể.

Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cá diêu hồng trong lồng bè từ a đến z

Quản lý và chăm sóc

– Ngư dân cần thường xuyên quản lý và chăm sóc bãi nuôi, không được lơ là.

– Thường xuyên kiểm tra cọc và lưới vây, có biện pháp xử lý kịp thời khi thấy hiện tượng cọc lưới bị nghiêng đổ.

– Định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng, đo chiều dài và cân trọng lượng của tu hài nuôi (thường thì 1 tháng 1 lần)

Thu hoạch thành phẩm

Tu hài là loại hải sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều bà con lựa chọn đầu tư

Tu hài đạt kích thước thương phẩm sau khi nuôi được 18 tháng trở đi; tiến hành thu hoạch khi nước triều rút cạn. Bà con cần dùng cào đánh mặt bãi, nhặt lấy tu hài. Để tu hài đạt độ béo nhất định; hàm lượng đạm trong thịt cao nên thu hoạch vào thời điểm tuyến sinh dục phát triển; thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Trước khi đem đi tiêu thụ thì tu hài cần được rửa sạch bằng nước biển.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã mang đến cho quý độc giả nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bà con có một vụ nuôi thuận lợi và thành công.

Trích dẫn từ vietlinh.vn

Lê Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết
Hồng rụng quả gây thiệt hại kinh tế.

Hồng rụng quả: lý do và cách chăm cây mà người nông dân cần nắm vững

Khi trồng hồng dễ có hiện tượng hồng rụng quả, vậy phải làm sao? Xin mời độc giả cùng tìm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh KHV gây chết từ 80-100% trong quần đàn cá

Herpesvirus Koi và những biểu hiện của bệnh

Thực trạng của bệnh tại Việt Nam Trong những năm qua đối với cá Chép nuôi ở Việt Nam đã …
Xem Chi Tiết
Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang

Bệnh MBV ở tôm sú và những điều cần biết

Với xu thế chuyển dần sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; và cùng với đó là sự lớn …
Xem Chi Tiết
Bênh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang

Cách để nhận biết bệnh đầu vàng ở tôm sú

Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh thủy sản nguy hiểm; do virus hình que có kích thước …
Xem Chi Tiết
Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh

Phòng bệnh đục cơ ở tôm càng xanh như thế nào?

Bệnh đục cơ ở tôm là gì? Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh thường xuất hiện vào tháng 4 …
Xem Chi Tiết
Cần thường xuyên thay nước ao nuôi

Làm thế nào để phòng bệnh đốm trắng ở tôm do vi khuẩn gây ra?

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong …
Xem Chi Tiết
Nấm thủy my có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh nấm thủy my

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời điểm giao mùa như đang nắng nóng chuyển sang mưa …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết