Hướng dẫn chăm sóc cây điên điển của PQM hôm nay chắc chắn sẽ giúp các bạn nhiều. Với kinh nghiệm được chia sẻ, các bạn có thể trồng giống cây này hiệu quả hơn.
Mục lục
Cây điên điển là cây gì?
Cây điên điển là mộ trong những cây họ Đậu. Loại cây này được trồng nhiều nơi trên thế giới. Người Việt Nam coi điên điển là loại rau ngon, có thể làm các món đa dạng. Bông điên điển đem nấu canh hoặc muối chua đều là các món dễ ăn.
Bên cạnh đó, trong nông nghiệp, cây điên điển giúp cho đất được tơi xốp hơn. Do đó, khi canh tác, người nông dân nên trồng thêm cây này để cải tạo đất. Đây là loại phân xanh có ích, an toàn, là bạn của nhà nông.
Một cây trưởng thành có thể cao đến 5m, rộng khoảng 3m. Đặc biệt, mỗi vụ thu hoạch có thể thu được đến vài chục tấn hữu cơ, rất có lợi cho nông nghiệp.
Nói về khả năng sống và sinh trưởng, giống cây này có sức chịu đựng lớn. Rễ cây đâm sâu và thân cây ít mắc sâu bệnh nên có thể sống được ở ngay cả môi trường khắc nghiệt.
Kĩ thuật trồng cây điên điển
Nếu cây trồng thành diện rộng vào mùa nước thì còn có nguồn thu từ thủy sản không nhỏ. Nhưng còn một tác dụng vô cùng to lớn là dùng cây điên điển vào việc cải tạo đất. Đất trồng trọt lâu ngày, việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học làm cho đất trở nên cằn cỗi, bạc màu. Sau khi được cải tạo bằng cây điên điển sẽ trở nên màu mỡ, tơi xốp, giữ ẩm…
Đặc tính cây điên điển
– Tên khoa học là Sesbania aculata; chiều cao cây là 4 đến 5m; chiều rộng tán cây là 2 đến 3m; rễ ăn sâu khoảng 60 đến 70cm; trọng lượng 1 cây nếu điều kiện tốt lên tới 20kg.
– Sau 1 vụ trồng từ 4-5 tháng 1 ha có thể thu được khoảng 60-70 tấn hữu cơ, lượng đạm thu được từ khí trời khoảng 100kg nitơ tương đương 4 bao urê.
– Là loài cây hoang dã nên dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.
Quy trình gieo trồng
Mỗi ha sạ 40kg giống. Hạt giống sau khi thu hoạch phải có thời gian nghỉ tối thiểu là 1 tháng mới có tỷ lệ nảy mầm cao. Để giúp cây thu đạm từ khí trời tốt hơn, ta dùng rễ cây tươi đập ra bỏ vào nước ngâm hạt để cấy chủng loại vi khuẩn nốt sần cố định đạm rhizobium. Hạt ngâm bằng nước 2 sôi 3 lạnh 20 giờ rồi đem sạ luôn.
– Đất được cày trục, bơm nước ngập gò.
– Sau khi sạ xong, rút khô nước ruộng (những chỗ trũng nước rút chậm cây sẽ từ từ lên, khi khô đất).
– Nửa tháng sau khi trồng, ta bón khoảng 20kg urê/ha. Từ đó tới sau không cần bón gì cây vẫn tốt.
Nhờ việc cố định đạm khí trời của vi khuẩn cố định đạm rhizobium, lượng đạm khí trời sẽ thu được ít hơn).
Xử lý cây để cải tạo đất
– Nếu đất đã đủ mùn hoặc mùa sau cần làm sớm, thì sau sạ tháng rưỡi là cày dập.
– Nếu đất cần tăng mùn thì để 5 tháng cho tăng thêm sinh khối hãy xử lý. Lúc này cây cao, lượng hữu cơ nhiều ta nên bơm nước vào ruộng trục kỹ vài lượt. Bón 1 ha khoảng 500 kg vôi bột giữ nước ngâm nửa tháng chờ cho phân hủy rồ mới trục lại để sạ.
Vì lượng hữu cơ quá nhiều nên sau khi cải tạo ta nên trồng lúa nước, mùa sau mới có thể trồng màu. Lưu ý, vụ lúa này sau sạ ta xiết khô nước vài ngày cho đất nứt nẻ để giải phóng khí độc.
Trích dẫn từ nongnghiepvui.com
Thanh Vân