Làm gì để tránh được bệnh viêm tử cung khi chăn nuôi bò, trâu?

cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung
4 phút, 25 giây để đọc.

Bò cái (bò sinh sản) thường bị rất nhiều bệnh đe dọa. Trong đó điển hình nhất là bệnh viêm tử cung. Người chăn nuôi cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung. Cũng như biết cách phòng ngừa bệnh này với việc nuôi gia súc của mình. Căn bệnh này thường xảy ra ở những nơi nuôi bò sinh sản hoặc nuôi bò lấy sữa. Lại càng dễ xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta. Bệnh gây rất nhiều hậu quả xấu cho hiệu quả chăn nuôi bò của người dân. Ví dụ như là làm cho bò cạn kiệt nguồn sữa; thời gian tái động đực lâu hơn; suy giảm khả năng thụ thai; nặng nhất là trường hợp vật nuôi mất đi hoàn toàn chức năng sinh sản.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung

– Những con bò thường xuyên bị rối loạn nội tiết đối mặt mới nguy cơ bệnh viêm tử cung nhiều nhất. Ví dụ như là mất đi sự cân bằng vốn có của progesteron hay estrogen. Đồng thời có khả năng tăng progesterone, foliculin. Từ đó dẫn đến các thay đổi ở mô bào tử cun. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn thuận lợi xâm nhập vào cơ thể. Chúng sẽ tồn tại, phát triển và gây bệnh.

– Ngoài ra, sự xâm nhiễm các loại vi khuẩn, virus như: lao, xảy thai truyền nhiễm… cũng sẽ làm cho trâu, bò dễ bị viêm tử cung.

– Do nhiễm vi khuẩn khi giao phối (bò đực bị viêm cơ quan sinh dục) hoặc thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vô trùng, đẻ khó phải can thiệp, sát nhau, giãn cổ tử cung, đưa dụng cụ vào cổ tử cung không an toàn, không vệ sinh… 

Những con bò thường xuyên bị rối loạn nội tiết đối mặt mới nguy cơ bệnh viêm tử cung nhiều nhất
Những con bò thường xuyên bị rối loạn nội tiết đối mặt mới nguy cơ bệnh viêm tử cung nhiều nhất

Tìm hiểu bệnh lý và triệu chứng của bệnh viêm tử cung

Tìm hiểu bệnh lý

Bệnh thể hiện ở các dạng: viêm cổ tử cung, viêm nội mạc có mủ, viêm tử cung tích mủ,….

Những tổn thương do thụ tinh nhân tạo, do giao phối trực tiếp, sau đẻ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Vi khuẩn ở niêm mạc tử cung phát triển nhanh về số lượng, gây ra ổ viêm sung huyết, có mủ, gây tróc niêm mạc và xuất huyết.

Tử cung bị viêm chứa đầy mủ đặc. Các trường hợp nặng, vi khuẩn xâm nhập vào lớp cơ vòng của tử cung, tạo ra các ổ mủ và dịch thể lan toả trong xoang tử cung, có thể dẫn đển thủng tử cung.

Khi bệnh có triệu chứng gì?

Tùy theo mức độ tổn thương, loại vi khuẩn, mức độ phát triển và hoạt động của vi khuẩn, sự rối loạn chức năng sinh lý và nội tiết mà có các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Căn cứ mức độ viêm nặng hay nhẹ có thể phân loại như sau:

– Viêm nội mạc tử cung mức độ 1 (Viêm cata đơn)

Gia súc động dục bình thường, dịch tiết khi động dục có thể có những gợn trắng ở niêm dịch, niêm dịch khác thường, không đồng nhất. Cổ tử cung sưng, tụ huyết, khám trực tràng không thể phân biệt được tử cung bị bệnh hay động dục.

– Viêm nội mạc tử cung mức độ 2 (Viêm nội mạc niêm dịch có mủ)

Gia súc không động dục bình thường, niêm dịch có mủ, cổ tử cung mở rộng hay hé mở và sung huyết, sừng tử cung cong, cứng, dày. Buồng trứng bình thường, có thể vàng lưu bệnh lý.

– Viêm nội mạc tử cung mức độ 3 (Viêm nội mạc có mủ)

Viêm tử cung mức độ 3 bao gồm: Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo và không chỉ nội mạc tử cung bị rối loạn sinh lý và tổn thương mà cả cơ trơn cũng bị viêm. Cổ tử cung sưng, mở rộng hay hé mở, niêm mạc âm đạo sung huyết và có phủ màu trắng hay trắng vàng. Khám trực tràng thấy sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày, tử cung kéo dài (nhất là trâu, bò cái già), buồng trứng có thể vàng lưu bệnh lý.

Ngừa bệnh ở cả chế độ ăn uống lẫn môi trường nuôi
Ngừa bệnh ở cả chế độ ăn uống lẫn môi trường nuôi

Cách ngừa bệnh

Giữ vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả; Tắm chải cho gia súc, giữ vệ sinh cơ quan sinh dục, vùng chân sau và bầu vú; Kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm; Nâng cao sức đề kháng cho gia súc.

Dụng cụ dùng thụ tinh cho gia súc phải vô trùng cẩn thận. Không cho gia súc đực có bệnh ở cơ quan sinh dục phối với gia súc cái.

Trâu, bò cái khi đẻ khó phải xử lý thì cần vô trùng dụng cụ và tay thú y viên.

Xem thêm tin tức về kỹ năng chăn nuôi gia súc tại đây.

Trích dẫn từ kythuatnuoitrong.edu.vn

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết