
Hiện nay rất nhiều người lựa chọn việc nuôi chim bồ câu như nghề chính của mình. Bởi nhìn chung thì đây vừa là một thú vui, vừa có thể mang lại hiệu quả kinh tế.
Mục lục
Khi nuôi chim bồ câu, cần biết những điều gì?
Người nuôi chim bồ câu cần hiểu rằng khả năng phát triển của chim sẽ phụ thuộc vào nhiều thứ. Đó là giống, giới tính, tuổi chim, điều kiện sống, trọng lượng cơ thể,…
– Tuổi: Trong tuần đầu tiên, chim bồ câu cần dinh dưỡng nhiều nhất. Sau đó có thể giảm dần đến mức như chim bồ câu trưởng thành.
– Giống cũng tác động nhiều đến sự phát triển của chim bồ câu. Trên mỗi đơn vị đo khối lượng, chim thiên trứng sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn chim hướng thịt. Những con chim nhẹ ký cũng cần ít thức ăn hơn so với chim nặng ký hơn.
– Giới tính: Người ta tính toán nhu cầu calo ở chim bồ câu dựa trên chỉ số calo tính trên mỗi mét vuông bề mặt cơ thể. Thông thường, con trống sẽ có nhu cầu nhiều hơn con gái; vào khoảng 5% đến 13%. Điều này ngược lại đối với chim cút khi con mái cần nhiều hơn từ 5% đến 10% so với chim trống.

Một số yếu tố khác
– Nhiệt độ môi trường và khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể càng lớn thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng cao để duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lý bình thường.
Giữa nhiệt độ môi trường và nhu cầu năng lượng của gia cầm có mối tương quan nghịch. Theo Nesheim và CS (1979), nhiệt sinh ra thấp nhất ở 35oC, ở 24oC nhiệt sinh ra trong cơ thể gấp đôi ở nhiệt độ 35oC để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Khi nhiệt độ môi trường thấp, chúng phải sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể. Nếu phải sống ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì sự sinh nhiệt có thể gấp 3 – 11 lần lúc bình thường, điều này sẽ làm cho chim tiêu tốn năng lượng nhiều hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ kém hơn.
Tập trung vào những chỉ số nào?
– Sản lượng trứng:
Để sản xuất 1g trứng cần cung cấp 2 kcal năng lượng trao đổi, do đó năng suất trứng càng cao, khối lượng trứng càng lớn thì nhu cầu năng lượng càng đòi hỏi nhiều hơn.
– Tốc độ sinh trưởng:
Để sinh trưởng, chim cần được cung cấp năng lượng. Mỗi gam tăng khối lượng cơ thể cần cung cấp khoảng 5 kilo cal ME.
– Lượng thức ăn thu nhận:
Lượng thức ăn ăn vào không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu của các chất dinh dưỡng khác.
Có mối quan hệ mật thiết giữa nhiệt độ môi trường, lượng thức ăn thu nhận hàng ngày và mức năng lượng trong khấu phần. Nhiệt độ môi trường cao sẽ làm chim giảm ăn.Trong mùa hè, khi nhiệt độ môi trường > 29 độ C, chim chỉ ăn bằng 80 – 85% lượng thức ăn trong mùa đông có cùng nồng độ ME, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách giải quyết
Tăng mức năng lượng và các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn.
Giảm mức năng lượng trong khấu phần để giúp chim ăn được nhiều hơn.
Khi giảm mức năng lượng trong khấu phần, tuy làm tăng lượng thức ăn ăn vào; song cũng sẽ làm tăng năng lượng gia nhiệt và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. – Tính chất của khẩu phần:
Khấu phần cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin sẽ tiết kiệm năng lượng trong quá trình trao đổi chất.
Hàm lượng xơ trong khấu phần cao làm giảm tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng, dẫn đến giảm năng lượng của khấu phần và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
Thức ăn bị nhiễm aflatoxin, nhu cầu về metionin tăng thêm 35%, đồng thời tăng nhu cầu về năng lượng, protein và vitamin.
Ngoài các yếu tố nêu trên thì phương thức nuôi, quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng.
Chọn giống chim bồ câu tốt
Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình. Theo đó, con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt; ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100%; nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm.
Xem thêm tin tức về kỹ năng chăn nuôi gia cầm tại đây.
Trích dẫn từ kythuatnuoitrong.vn
Hồng Minh