Nuôi cá tra, cá basa theo dạng nuôi cá bè ở Đồng bằng sông Cửu Long

Mô hình nuôi cá bè được người dân áp dụng rất thành công
5 phút, 33 giây để đọc.

Hơn một nửa số tỉnh ở ĐBSCL nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm của người nông dân ở đây về nuôi cá bè đã trở thành một nghề rất vững chắc . Tuy nhiên, sản phẩm cá tra, cá basa cần được nông dân áp dụng nuôi theo phương pháp sạch; đang ngày càng được thị trường ưa chuộng.

Chuẩn bị ao

Trước đây, bà con nông dân thường chỉ nuôi 2 mùa chính; vì nguồn giống thường phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Người dân nuôi ở 2 vụ là vụ 1(tháng 4-6), vụ 2 (tháng 11-12). Vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó sẽ thu hoạch cá thịt.

Tuy nhiên, ngày nay mùa vụ thả giống có thể nuôi quanh năm. Với công nghệ hiện đại; bà con đã chủ động được con giống sinh sản nhân tạo.

Thông thường, nên chọn ao nuôi cá có mực nước có độ sau từ 2-3m; diện tích khoảng trên 500m2. Để giúp thoát nước dễ dàng cho ao, thì bờ ao phải chắc chắn và có cống. Lưu ý về các tiêu chí của môi trường ao như: nước có nhiệt độ từ 26-30 độ; hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/lít và pH thích hợp từ 7-8.

Nuôi cá tra, cá basa theo dạng nuôi cá bè ngày càng phổ biến

Nên dọn ao thật sạch sẽ, vét bớt bùn, dọn dẹp cỏ; tát cạn nước và bắt hết các loại cá tạp, trước khi tiến hành thả cá vào ao. Sau đó để khử độc cũng như điều chỉnh độ pH thích hợp nên rải vôi ở bờ và đáy ao. Tiếp tục phơi ao trong vòng 2-3 ngày, cuối cùng bơm nước ở nước tiêu chuẩn rồi tiến hành thả giống.

Chuẩn bị bè

Khung bè bằng gỗ tốt để không bị biến dạng do sóng nước. Mặt bè ghép các thanh gỗ cách nhau 1 – 1,5cm, chừa 2 –3 lỗ rộng 1 – 2m (cửa mặt bè). Hông bè ghép ván gỗ hở 1 – 1,5cm. Đầu bè đóng kín bằng lưới kẽm hoặc inox, mắt lưới (1,5×1,5) – (2×2)cm. Đáy bè đóng ván kín khe hở 1 – 1,5cm để tránh thất thoát thức ăn và cá có thể tận dụng thức ăn chìm. Phần nổi được ghép bằng thùng phuy, cây tre, thùng nhựa… Neo bè gồm mỏ neo, dây neo nilon đường kính 2 – 3cm. Bè có nhiều kích cỡ: 100 – 500m3, cỡ lớn có thể tới hàng ngàn m3.

Bè có thể đặt thành cụm nhưng chiều ngang không quá 30% chiều rộng mặt sông vào lúc mực nước thấp nhất. Bè có thể đặt song song nhưng cách tối thiểu 5m; khi đặt nối đuôi nhau phải cách ít nhất 50m và đặt so le để không cản dòng chảy. Nước sông nơi đặt bè phải đảm bảo các thông số: pH 6,5 – 8,5, ô xy hòa tan > 5mg/l, kim loại nặng (chì) 0,002 – 0,007mg/l…

Các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam đến ĐBSCL có thể nuôi quanh năm. Tại các tỉnh phía Bắc thả 1 vụ chính từ tháng 3 – 4, thu hoạch tháng 10 – 11 để tránh đông.

Giống thả nuôi

Chọn cá cỡ đồng đều, cá tra 12 – 15 con/kg (chiều dài thân 16 – 20cm); cá basa 10 – 12 con/kg (chiều dài thân 14 – 16cm). Khi nuôi cá bè không thả lẫn lộn quá nhiều cá to, nhỏ vì cá to tranh ăn của cá nhỏ. Trước khi thả phải tắm nước muối 2% để loại bỏ ký sinh bám trên cá. Thả từ từ vào bè để cá thích nghi. trước khi thả nên ngâm bao cá giống trong nước bè 15- 20 phút.

Mật độ nuôi cá tra: 80 – 120 con/m3, cá basa: 80 – 120 con/m3. Cỡ cá nhỏ thả nhiều hơn cỡ cá lớn.

Thức ăn cho cá

Có hai loại thức ăn: Thức ăn hỗn hợp tự chế biến (TCB) và thức ăn viên công nghiệp (TACN). Thức ăn TCB có hàm lượng dinh dưỡng không ổn định; mất thời gian chế biến cho ăn nên thời gian nuôi kéo dài và cá tích lũy nhiều mỡ. TACN dễ sử dụng, bảo quản, vận chuyển và giữ môi trường nước ít bị ô nhiễm.

Những điều lưu ý khi nuôi cá bè đạt chất lượng cao

Thức ăn TCB gồm: cám gạo 44%, bột cá lạt 35%, bánh dầu 10%, rau xanh 20%, thành phần khác (cua, ốc, ruột gia cầm…) 10%, trộn thêm Premix khoáng 1%, vitamin C 10g/100kg thức ăn, hàm lượng đạm ước tính 25 – 28%. Những nguyên liệu trên xay nhuyễn, trộn đều; nấu chín, thể tích nồi nấu trung bình 1 – 1,5m3 có động cơ đảo thức ăn. Thức ăn nấu chín để nguội đưa vào máy ép cắt dạng sợi hoặc viên; sau đó phơi se mặt và cho cá ăn.

TACN do nhà máy cung cấp có cả dạng chìm và nổi. Cả TACN và TCB đều không được có các chất vi sinh bị cấm.

Cho cá ăn 2 – 3 lần/ngày, với thức ăn TCB cho cá tra ăn 7 – 10% trọng lượng cá/ngày, cá basa 4 – 5%/ngày. Trong 2 – 3 tháng đầu thức ăn phải có hàm lượng đạm 25 – 28%, giai đoạn tiếp theo giảm còn 18 – 22% (cá tra) và 18 – 20% (cá basa). Hai tháng trước khi thu hoạch cho cá ăn nhiều hơn để tăng trọng nhanh. Với TACN, khẩu phần cho cá tra 1,5 – 2%/ngày, cá basa 1 – 1,5%. Nên cho ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để khi nước chảy mạnh giúp cá no không bị mệt; không nên để cá ăn thiếu hoặc thừa thức ăn.

Quản lý và chăm sóc

Khâu quản lý và chăm sóc cá quyết định thành bại của vụ nuôi cá bè. Trước khi thả cá phải dọn vệ sinh, tẩy trùng bè sạch sẽ, chú ý tất cả các góc cạnh của bè; nơi ẩn chứa vi khuẩn có hại và nguồn gây bệnh cho cá. Vào mùa nắng khi nước chảy yếu dễ bị thiếu ôxy, phải kịp thời trợ lực bằng máy bơm hoặc quạt nước chảy mạnh qua bè để tăng ô xy giúp cá không bị ngạt. Vào mùa lũ nước có nhiều phù sa và lắng đọng nhiều ở đáy bè. Dùng máy bơm quạt nước thổi bùn ra. Máy bơm có thể đặt trong bè chân vịt phải có vòng bảo vệ. Hàng tuần phải lặn kiểm tra quanh bè, xem lưới chắn, gỡ bỏ rác bám.

Trích dẫn từ sotaynongnghiep.com

Thùy Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết
Hồng rụng quả gây thiệt hại kinh tế.

Hồng rụng quả: lý do và cách chăm cây mà người nông dân cần nắm vững

Khi trồng hồng dễ có hiện tượng hồng rụng quả, vậy phải làm sao? Xin mời độc giả cùng tìm …
Xem Chi Tiết
Chăm sóc nho để không bị nấm cuốn gây rụng trái.

Trồng nho lưu ý để cây không bị nấm cuống

Việc nho bị nấm cuống khiến cho năng suất trái giảm thiểu nhiều. Điều này nhất định cần biện pháp …
Xem Chi Tiết
đốm đen xì mủ ở xoài

Trồng xoài lưu ý tránh xa căn bệnh đốm đen xì mủ

Ngoài việc xoài rụng trái thì bệnh đốm đen xì mủ ở xoài cũng rất đáng lưu tâm. Hôm nay, …
Xem Chi Tiết
Xoài bị rụng trái gây thiệt hại kinh tế

Xoài bị rụng quả: cách điều trị cho sai trái mà không cần tốn nhiều công sức

Trồng xoài mà chứng kiến xoài bị rụng quả thì sẽ vô cùng lo lắng. Để giúp bà con có …
Xem Chi Tiết
Sâu đục thân từ bướm trắng

Sâu đục thân là căn bệnh hại thường gặp ở cà phê

Sâu đục thân xuất hiện nhiều ở cây xanh. Loài sâu này gây hại cho cây cà phê rất lớn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết