Bí kíp trồng bưởi diễn đúng khoa học cho người nông dân

quả bưởi diễn có màu vàng khi chín
7 phút, 10 giây để đọc.

Trồng bưởi diễn có khó không? Trồng bưởi diễn không khó. Nếu bạn đã đọc những bài viết về trồng đu đủ, trồng vải thiều của chúng tôi thì sẽ có thể biết những bí kíp sau đây vô cùng hiệu quả.

Bưởi diễn là bưởi gì?

Cây bưởi là cây thân to, cao lớn, nhiều tán rộng, lá xum xuê. Qủa bưởi có nhiều loại khác nhau, trái to tròn tròn, có màu xanh hoặc vàng. Loại quả này cũng có vị khác nhau tùy theo giống bưởi, chu chua hoặc ngọt mát.

Cây bưởi có giá trị lớn đối với người dân, lá bưởi hỗ trợ chữa cảm cúm, hoa bưởi giúp tắm mát, cho hương thơm. Trái bưởi có giá trị về dinh dưỡng, cung cấp vitamin C.

Trong số các giống bưởi thì bưởi diễn được yêu thích vì ăn ngọt, mát. Loại cây này được trồng nhiều ở miền Bắc như Phú Thọ, Hưng Yên,…Mỗi cây cho khoảng 70 quả, khi chín có màu vàng, tép mọng nước. Bưởi diễn có thể để lâu nên trồng bưởi diễn có giá trị cao. Mỗi dịp tết đến, người nông dân có thể thu được hàng chục triệu đồng nhờ vào việc trồng bưởi diễn.

Phân loại bưởi diễn

Bưởi diễn quả đều, màu vàng
Bưởi diễn khi thu hoạch

Bưởi Diễn Tôm Vàng

– Lá:có màu xanh đậm, đuôi lá hơi tròn và xẻ thùy.
– Quả:tròn, vỏ quả nhắn, khi chín có màu vàng cam. Trọng lượng trung bình 0,8 – 1kg.Số múi/quả: 10 – 12 múi.
– Thịt quả màu vàng. Tép không dòn như bưởi tôm xanh.
– Thời gian ra hoa:cuối tháng 1 đầu tháng 2.
– Thời gian thu hoạch:cuối tháng 12 đầu tháng 1.

Bưởi Diễn Tôm Xanh

– Lá:có màu xanh nhạt hơn bưởi Diễn tôm vàng, đuôi lá nhọn không xẻ thùy.
– Quả:hình cầu, đầu quả hơi thuôn, khi chín có màu vàng cam. Trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg.
– Thịt quả màu vàng xanh, đặc trưng tép giòn, ngọt.
– Thời gian ra hoa:cuối tháng 1 đầu tháng 2.
– Thời gian thu hoạch:cuối tháng 12 đầu tháng 1.

Kỹ thuật trồng bưởi diễn và chăm sóc

Làm đất và đào hố

Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước 60x60x60cm

Bón lót cho một hố trồng

– Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg)

– Super lân: 1kg

Bón lót cho một hố trồng

– Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg)

– Super lân: 1kg

– Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ. Bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.

Thời vụ, mật độ, cách trồng

Thời vụ

– Vụ Xuân trồng tháng 2-4.

– Vụ Thu trồng tháng 8-10.

Mật độ, khoảng cách

Tuỳ theo từng vùng đất xấu hay tốt và bố trí mật độ khác nhau:

– Đất xấu: Khoảng cách trung bình (5 m x 6m), mật độ 12 cây/sào Bắc Bộ

– Đất tốt, điều kiện thâm canh cao có thể trổng dày:

+Khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 35 cây/sào Bắc Bộ

+ Khoảng cách 3x3m, mật độ 40 cây/sào Bắc Bộ

Cách trồng

*Chuẩn bị hố trồng: Trộn đều toàn bộ lượng phân bón lót với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 10-15cm. Hố cần phải được chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

*Cách trồng: Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Chăm sóc sau khi trồng

Trồng bưởi diễn không khó.
Trồng bưởi diễn không khó.

Tưới nước

Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới(đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

Sauk hi trồng được 10 ngày nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun qua lá:

Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200-250 lít nước phun đều 2 mặt lá, cứ 1 tháng phun 2 lần(áp dụng cho tháng thứ nhất và thứ 2 sau trồng). Những tháng sau đó cứ 20-30 ngày phun 1 lần.

Ngoài ra có thể áp dụng tưới gốc, cứ 1 tháng tưới 1 lần: Khi tưới pha 100ml chế phẩm VST + 100 lít nước, mỗi gốc tưới 1-1,5 lít dung dịch đã pha.

Bón phân

– Thời kỳ kiến thiết cơ bản(Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi):

Lượng bón cho 1 cây/năm:

Năm trồng Phân hữu cơ (kg) Đạm urê (gam/cây) Lân supe (gam) Kaliclo rua (gam) Vôi bột (kg)
Năm thứ 1 30 300 500 110 1
Năm thứ 2 30 500 800 330 1
Năm thứ 3 50 860 1.200 460 1

Bón vào các đợt:

+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali

+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali

+ Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi

Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.

– Thời kỳ kiến kinh doanh từ năm thứ 4 trở đi:Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:

Năng suất thu hoạch vụ trước Lượng bón
Phân hữu cơ (kg/cây) Đạm Urê (g/cây) Lân Supe (g/cây) Kaliclorua (g/cây)
20 kg/năm 30 650 830 410
40 kg/năm 40 1.100 1.400 680
60 kg/năm 50 1.300 1.700 820
100 kg/năm 60 1.750 2.250 1.090
120 kg/năm 70 2.200 2.800 1.360

Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.

Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30% kaliclorua

Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 – 5): 20% đạm urê + 30% kaliclorua

Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 – 12): 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40% đạm urê, 40% kaliclorua.

Cách bón

Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 – 40 cm, sâu 20 – 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.

Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 – 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

Ở thời kỳ cho quả(KD): nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học VST phun cho các thời kỳ sau:

– Thời kỳ sau thu hoạch

– Thời kỳ trước khi ra hoa

– Thời kỳ đậu quả đến quả nhỏ

– Thời kỳ nuôi quả đến khi thu hoạch

Phòng trừ sâu bệnh

Bưởi diễn hay dùng cho dịp Tết
Bưởi diễn hay dùng cho dịp Tết.

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh…

– Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…

– Sâu đục thân, ruồi đục quả, dòi hại lá (sâu vẽ bùa), hại hoa phun: Sumicidin 20 EC; Padan 95 SP…

– Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

Trích dẫn từ nongnghiepvui.com

Thanh Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết
Hồng rụng quả gây thiệt hại kinh tế.

Hồng rụng quả: lý do và cách chăm cây mà người nông dân cần nắm vững

Khi trồng hồng dễ có hiện tượng hồng rụng quả, vậy phải làm sao? Xin mời độc giả cùng tìm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh KHV gây chết từ 80-100% trong quần đàn cá

Herpesvirus Koi và những biểu hiện của bệnh

Thực trạng của bệnh tại Việt Nam Trong những năm qua đối với cá Chép nuôi ở Việt Nam đã …
Xem Chi Tiết
Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang

Bệnh MBV ở tôm sú và những điều cần biết

Với xu thế chuyển dần sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; và cùng với đó là sự lớn …
Xem Chi Tiết
Bênh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang

Cách để nhận biết bệnh đầu vàng ở tôm sú

Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh thủy sản nguy hiểm; do virus hình que có kích thước …
Xem Chi Tiết
Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh

Phòng bệnh đục cơ ở tôm càng xanh như thế nào?

Bệnh đục cơ ở tôm là gì? Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh thường xuất hiện vào tháng 4 …
Xem Chi Tiết
Cần thường xuyên thay nước ao nuôi

Làm thế nào để phòng bệnh đốm trắng ở tôm do vi khuẩn gây ra?

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong …
Xem Chi Tiết
Nấm thủy my có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh nấm thủy my

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời điểm giao mùa như đang nắng nóng chuyển sang mưa …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết