Bệnh MBV ở tôm sú và những điều cần biết

Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang
6 phút, 24 giây để đọc.

Với xu thế chuyển dần sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; và cùng với đó là sự lớn mạnh, phát triển không ngừng của đội ngũ doanh nghiệp chế biến thủy sản nói chung và chế biến tôm nói riêng; trong tương lai không xa, ngành chăn nuôi tôm kết hợp ứng dụng công nghệ cao dần trở thành triển vọng của ngành thủy sản trên cả nước. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là nỗi lo thường trực trong sản xuất của các hộ nuôi tôm. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi trồng. Một trong những bệnh có thể gây tổn thất kinh tế, giảm hiệu quả nuôi trồng cho bà con, đó là bệnh MBV. Đây là bệnh do virus type A Baculovirus monodon gây ra. Khiến cho đàn tôm nuôi chậm lớn, dần dần tôm bị huỷ hoại lớp vỏ kitin. Cùng tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về bệnh này nhé!

Tác nhân gây bệnh

Virus type A Baculovirus monodon gây ra

Bệnh này do virus type A Baculovirus monodon gây ra. Chúng có cấu trúc nhân ds ADN với lớp vỏ bao và có hình que . Theo kết luận của J.Mari và CTV; 1993 virus gây bệnh MBV có nguồn gốc từ Ấn Độ Thái Bình Dương. Trong đó nhân là 42 ± 3 x 246 ± 15 nm; phần vỏ bao là 75 ± 4 x 324 ± 33 nm. Virus gây bệnh ở Úc (P.plebejus, P. monodon, P. merguiensis) có phần nhân với kích thước 45-52 x 260-300 nm và phần vỏ bao là 60 x 420 nm.

Dịch bệnh vẫn là nỗi lo thường trực trong sản xuất

Các giai đoạn của bệnh

Chủng virus này thường ký sinh ở những tế bào biểu mô hình ông gan tuỵ (Hepatopancreas); cũng như ký sinh ở các tế bào biểu bì trước ruột giữa. Theo nghiên cứu, virus sẽ tái sản xuất phần bên trong của nhân tế bào tôm, qua các giai đoạn:

Giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn này tế bào chất ở tôm sẽ bị biến đổi.

Giai đoạn 1: Đến giai đoạn này thì phần nhân tế bào có dấu hiệu sưng nhẹ. Đồng thời, nhiễm sắc thể bắt đầu tan ra và di chuyển dần về phía màng nhân; khiến tế bào chất mất đi khả năng thực hiện nhiệm vụ của nó. Lúc này virus có sự ảnh hưởng nhất định đến tôm .

Giai đoạn 2: Lúc này phần nhân đã bước vào giai đoạn sưng nhanh, virus tăng đáng kể về số lượng; đồng thời, xuất hiện thể ẩn (Occlusion bodies) trong nhân.

Bệnh MBV được phát hiện đầu tiên năm 1980 vỏ đàn tôm sú

Giai đoạn 3: Tế bào bị bệnh, nhân tăng lên gấp 2 lần, đường kính bình thường và tăng 6 lần về thể tích. Bên trong nhân có 1 đến nhiều thể ẩn; trong thể ẩn chứa đầy các virus. Các virus phá huỷ các tế bào ký chủ; tiếp tục di chuyển sang tế bào khác; hoặc theo chất bài tiết ra ngoài môi trường, tạo thành virus tự do tồn tại trong bùn và nước.

Biểu hiện bệnh

Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu. Đó là tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh sẫm; tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn); các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử; có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi).

Cách lây bệnh

Nguồn gốc của bệnh MBV

Bệnh MBV được phát hiện đầu tiên năm 1980 vỏ đàn tôm sú (Penaeus monodon); đưa từ Đài Loan đến nuôi ở Mehico (Lightner và CTV, 1981, 1983). Tiếp theo các nhà nghiên cứu đã phát hiện bệnh MBV có xuất phát từ Đài Loan, Philippines, Malaysia, Polynesia thuộc Pháp, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc… Ở Đài Loan, bệnh MBV có liên quan đến thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm sú năm 1987 và 1988 (Chen và CTV, 1989). Cho đến nay người ta biết bệnh MBV phân bố rất rộng rãi: châu Á, Thái Bình Dương, châu Phi, miền Nam châu u, châu Mỹ. Tôm sú (P. monodon) thường xuyên nhiễm bệnh MBV; và một số tôm khác cũng nhiễm bệnh MBV: P. merguiensis, P. semisulcatus, P. kerathurus, P. plebejus, P. indicus, P. penicillatus, P. esculentus, P. vannamei (có khả năng). Virus MBV nhiễm từ Post-larvae đến tôm trưởng thành.

Cách thức lây lan

Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang; không truyền bệnh theo phương thẳng đứng.

Thực trạng ở Việt Nam

Ở Việt Nam tháng 10-11/1994 Bùi Quang Tề lần đầu tiên đã nghiên cứu về mức độ nhiễm bệnh MBV trên tôm sú nuôi các tỉnh ven biến phía nam: Tôm sú nuôi nhiễm virus MBV khá cao: Tôm thịt ở Minh hải: 50-85,7%, ở Sóc Trăng 92,8%; Tôm giống ở Bà Rịa-Vũng Tàu 5,5-31,6%, tôm giống Nha Trang 70-100%. Bệnh MBV là một trong những nguyên nhân gây chết tôm ở các Tỉnh phía nam năm 1993-1994. Tiếp theo Đỗ Thị Hoà từ tháng 11/1994-7/1995 cũng đã nghiên cứu bệnh MBV trên tôm sú nuôi ở các tỉnh Nam Trung Bộ.

Kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm virus MBV ở ấu trùng tôm sú là 33,8%, tôm giống là 52,5%, tôm thịt là 66,5%. Năm 1995 sơ bộ điều tra bệnh tôm sú nuôi ở các tỉnh phía Bắc đã nhiễm mầm bệnh MBV ở các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng. Vì những tỉnh này đều lấy tôm giống từ Nha Trang ra nuôi (Bùi Quang tề và CTV, 1997). Đến nay kiểm tra tôm post sản xuất từ miền Bắc ở Quảng Ninh đến các tỉnh phía Nam ở Cà Mau; hầu hết chúng đều nhiễm mầm bệnh MBV, ở mức độ khác nhau. Bệnh MBV không làm tôm chết hàng loạt, nhưng làm tôm chậm lớn và chết rải rác. Khi thu hoạch tỷ lệ tôm sống rất thấp; đây là vấn đề nan giải của nghề nuôi tôm biến ở các tỉnh ven biển.

Bệnh lý

Đế chẩn đoán bệnh MBV và bệnh virus ở tôm he nói chung; chúng ta phải kiểm tra nhiều yếu tố: Quá trình nuôi tôm, dấu hiệu bệnh lý, mô bệnh học, dựa trên nguyên tắc sau:
Thu mẫu bệnh soi qua kính hiển vi bằng mẫu nhuộm tươi và mẫu cắt mô bệnh học; hoặc soi qua kính hiển vi điện tử.

  • Làm tăng sự nhiễm bệnh để kiểm tra mô bệnh học và soi qua kính hiển vi; hoặc qua kính hiển vi điện tử.
  • Thực nghiệm sinh học gây cảm nhiễm bệnh nhân tạo; bằng các mẫu tôm đã nhiễm bệnh cho đàn tôm khỏe mạnh. Sau đó theo dõi các dấu hiệu bệnh lý; và kiểm tra mẫu nhuộm tươi và mô bệnh học.

Các cách phòng bệnh

  • Không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh MBV.Tẩy dọn ao, bể nuôi như phương pháp phòng chung.
  • Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sôc trong quá trình nuôi.
  • Kiểm dịch đàn tôm bố mẹ trước khi cho đẻ.
  • Xử lý nước bằng tầng ôzôn và các chất sát trùng Bezalkon clorua trước khi ấp trứng; thì có thể sản xuất được đàn tôm Postlarvae không nhiễm virus MBV

Trích dẫn từ anhsaovet.com.vn

Nguyễn Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết
Hồng rụng quả gây thiệt hại kinh tế.

Hồng rụng quả: lý do và cách chăm cây mà người nông dân cần nắm vững

Khi trồng hồng dễ có hiện tượng hồng rụng quả, vậy phải làm sao? Xin mời độc giả cùng tìm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh KHV gây chết từ 80-100% trong quần đàn cá

Herpesvirus Koi và những biểu hiện của bệnh

Thực trạng của bệnh tại Việt Nam Trong những năm qua đối với cá Chép nuôi ở Việt Nam đã …
Xem Chi Tiết
Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang

Bệnh MBV ở tôm sú và những điều cần biết

Với xu thế chuyển dần sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; và cùng với đó là sự lớn …
Xem Chi Tiết
Bênh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang

Cách để nhận biết bệnh đầu vàng ở tôm sú

Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh thủy sản nguy hiểm; do virus hình que có kích thước …
Xem Chi Tiết
Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh

Phòng bệnh đục cơ ở tôm càng xanh như thế nào?

Bệnh đục cơ ở tôm là gì? Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh thường xuất hiện vào tháng 4 …
Xem Chi Tiết
Cần thường xuyên thay nước ao nuôi

Làm thế nào để phòng bệnh đốm trắng ở tôm do vi khuẩn gây ra?

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong …
Xem Chi Tiết
Nấm thủy my có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh nấm thủy my

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời điểm giao mùa như đang nắng nóng chuyển sang mưa …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết