Phương pháp chăn nuôi dế mèn phù hợp nhất cho bà con nông dân

Kỹ thuật nuôi dế mèn phù hợp nhất cho bà con nông dân
6 phút, 43 giây để đọc.

Những món ăn ngon từ dế mèn được rất nhiều thực khách ưa chuộng. Do vậy, thay vì bắt dế mèn hoang dã thì người dân đã phát triển mô hình nuôi dế mèn. Sau đây là những thông tin về dế mèn và phương pháp chăn nuôi dế mèn hiệu quả nhất, mời bà con tham khảo.

Đôi nét về dế mèn

Kỹ thuật nuôi dế mèn phù hợp nhất cho bà con nông dân

Nó thuộc họ côn trùng và có họ hàng gần với cào cào và sâu bướm. Dế có thân hình trụ, đầu tròn, râu dài. Nó phát triển nhanh chóng và hiện đã được phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, phần lớn là các nước nhiệt đới và xích đạo.

Địa điểm sống của dế mèn

Cũng giống như các loài khác thuộc họ Dế, hầu hết dế mèn đều sống dưới những đồng cỏ xanh, bụi rậm, đống đổ nát hay trong các hang sâu dưới lòng đất.

Cách nhận biết dế mèn

Kích thước cơ thể trung bình của một con dế trưởng thành là khoảng 2,5 cm theo chiều dài và 0,8 cm theo chiều rộng, tạo thành một hình trụ với đầu tròn.

Dé thường có 3 đặc điểm màu chính là đen sẫm, nâu đỏ và vàng nghệ.

Dế có 6 chân và 2 chân sau lớn giúp chúng có thể nhảy cao và nhảy xa

Điểm nổi bật của chúng là một cặp xúc tu, có chiều dài gần gấp đôi cơ thể, chúng chịu trách nhiệm về cách thức và vị trí tìm kiếm thức ăn hàng ngày.

Cánh, bụng và đuôi của dế mèn đực và cái có đặc điểm: con đực phân biệt màu trắng trên cánh dài, rộng, màu nâu đen, phủ kín lưng, hơi nhăn, bụng nhỏ, đuôi có hai râu ngắn. Con cái có cánh thẳng, màu đen, và bụng lớn hơn, có thể chứa trứng, đuôi có 2 râu ngắn, cộng với một thân dài, gọi là cơ quan đẻ trứng.

Đặc tính của dế

Dế sống thành bầy đàn và hung dữ, nhưng sống trong môi trường đơn giản và dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên, chẳng hạn như hang sâu ẩm ướt hoặc cỏ khô.

Các con dế đực rất nóng tính, hung dữ, hay đánh nhau với các con đực khác. Tuy nhiên, con mái thì hiền lành hơn.

Dế được biết là loài sống về đêm, con đực có âm thanh kêu lớn và liên tục để thu hút và tán tỉnh bạn tình. Con cái không thể gọi hoặc không biết gọi.

Đặc tính sinh sản của dế mèn

Ngoài tự nhiên, dế sinh sôi và nảy nở hầu như quanh năm, nhất là vào mùa mưa.

Con cái đẻ nhiều trứng mỗi lần, trứng được thụ tinh sẽ nở thành con trong 9-12 ngày, trung bình mỗi con cái có thể đẻ khoảng 2.000 con. Ấu trùng thường nở vào mùa xuân, trưởng thành sau vài tuần (thường là 40-45 ngày), và bắt đầu sinh sản sau 50-55 ngày.

Mô hình nuôi dế mèn hiệu quả

Kỹ thuật nuôi dế mèn phù hợp nhất cho bà con nông dân

Dụng cụ nuôi, hình thức nuôi và thức ăn là khâu quan trọng trong phương pháp chăn nuôi dế mèn. Nó không chỉ liên quan đến kinh phí đầu tư trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng cũng như mức độ hao hụt của dế. Vì vậy, bà con cần lưu ý kĩ phương pháp chăn nuôi dế mèn bằng mô hình dưới đây.

Môi trường nuôi dế mèn

Nuôi trong chậu nhựa: chậu cao 35 – 40cm, đường kính 40 – 50cm; nuôi bằng chậu đỡ tốn diện tích, phù hợp vì giá cả không quá cao, rất tiện ích.

Nuôi trong thùng nhựa: dùng loại thùng 60 lít, nên mua loại có nắp đậy sau đó chọc thủng lỗ nhỏ bằng đầu que diêm lên nắp thùng tạo độ thoáng.

Nuôi trong khay hình chữ nhật và sếp các hộp đè nên nhau; để tiết kiệm diện tích phù hợp với nuôi với quy mô lớn. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cần đầu tư lớn nhất.

Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa cát tông: tuy nhiên cách nuôi này dế sẽ bò được ra ngoài, cắn thủng trốn thoát dễ gây mất mát.

Ngoài ra có thể tận dụng các vật liệu khác để nuôi dế như thùng tôn, thùng gỗ, chum, lu, vại. Rơm, giấy là những vật tạo khoảng không cho dế mèn sinh sống leo trèo; lột xác và trốn tránh kẻ thù. Mỗi lấn lột xác dế rất mèm và thường bị đồng loại cắn, ăn; vì thế cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế như vậy sẽ tránh được hao hụt trong chăn nuôi. Các loại giấy đã qua sử dụng hoặc giấy báo được vo lại rất hữu ích để nuôi dế; dưới đáy chậu nuôi được lót 1 lớp giấy sẽ dễ dàng hơn cho lần vệ sinh sau; đồng thời đây cũng là thứ để dế mèn gậm nhấm.

Dụng cụ ăn uống cho dế mèn

Khay đựng thức ăn: Có thể tận dùng nắp nhựa có sẵn, vỏ hộp sữa chua, các đĩa chấm thức ăn có đường kính từ 4 – 5cm, có vành cao 1cm, hoặc các bạn có thể tự đổ bằng xi măng.

Khay đựng nước uống: tương tự như khay đựng thức ăn. Cần chú ý dù làm khay đựng thức ăn hay nước uống đều phải làm nhám cả hai mặt; để dế mèn có thể leo trèo ăn uống dễ dàng.

Lựa chọn đất cho dế mèn đẻ

Thường dùng đất cát, hoặc có thể trộn theo tỷ lệ 2 đất, 1 cát giữ ẩm cho dế đẻ.

Cách chăn nuôi dế theo từng giai đoạn tuổi

Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi: Để vào chậu dế 2 – 3 khay thức ăn (loại khay nhỏ). Do lúc này dế vẫn còn nhỏ; nên không được để khay nước vào; mà chỉ cho dế uống nước bằng cách phun vào búi cỏ; hoặc lá rau cho dế ăn. Cũng có thể dùng miếng vải tẩm nước cho dế hút nước.

Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi: Lúc này dế đã lớn thì có thể đặt khay nước vào cho dế uống được mà không sợ dế bị chết đuối nữa. Thường nên để 1 khay nước, 2 khay thức ăn cho dế. Bên cạnh đó phải tạo chỗ đậu cho dế. Nếu mật độ dế quá đông nên tách bớt ra các chậu nuôi khác, chậu nuôi đảm bảo khoảng 1000 con. Ngoài ra, có thể cho thêm các loại lá rau, cỏ cho dế ăn. Cứ mỗi ngày thay nước cho dế một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần; nếu còn cám nên bỏ đi và thay cám mới. Tuỳ theo tốc độ dế ăn mà cho ăn phù hợp đảm bảo không lãng phí. Khoảng 5 – 7 ngày nên vệ sinh chậu nuôi một lần.

Thức ăn dành cho dế mèn

Có thể sử dụng nhiều loại cây như cỏ tranh, lá khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, mồng tơi, cùi dưa hấu, dưa leo … Tất cả các loại rau, cỏ dùng để rửa đều phải rửa sạch; không có thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo rằng rau để cho dế ăn không có thuốc hợp vệ sinh. Rau tuyệt đối phải sạch và không có hóa chất độc hại dù chỉ là một chút.

Ngoài ra, bạn có thể cho dế mèn ăn cám xay mịn. Luôn luôn đảm bảo luôn uống nước sạch. Bà con nên xịt đủ nước bằng bình xịt lan và để khay nước nhỏ để ngăn không bị rơi vào. Nếu bà con nuôi dế trên diện rộng thì có thể dùng bình phun nước lớn cho nhanh. Ngày phun 2-3 lần tùy theo thời tiết môi trường.

Trích dẫn từ kythuatnuoitrong.edu.vn

Bích Oanh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Vườn đu đủ khỏe mạnh không sâu bệnh

Bí kíp trị xoăn vàng lá mà người nông dân nên biết

Cùng với bệnh đốm vòng, bệnh xoăn vàng lá ở đu đủ cũng khiến nhiều người lo lắng. Hôm nay, …
Xem Chi Tiết
Lá cây bị đốm vòng

Trồng đu đủ lưu ý những điểm sau để trị căn bệnh đốm vòng

Bệnh đốm vòng là bệnh dễ gặp ở cây đu đủ. Cùng với các bệnh như bệnh xoăn lá, bệnh …
Xem Chi Tiết
Ruộng mía sạch ít sâu bệnh

[Phòng bệnh cây trồng] Bí kíp trị bệnh thối đỏ thường gặp ở mía

Bệnh thối đỏ là căn bệnh dễ gặp ở cây mía. Bệnh này khiến mía không ăn được, khiến bà …
Xem Chi Tiết
bệnh nấm phấn đen ở chuối

Bệnh thường gặp ở cây chuối: nấm phấn đen

Nấm phấn đen là căn bệnh thường gặp ở cây chuối. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để …
Xem Chi Tiết
chăm chuối để không bị panama

Panama: căn bệnh thường gặp ở chuối

Panama hay căn bệnh vàng lá là một loại bênh thường gặp ở giống chuối. Nguyên nhân và cách chăm …
Xem Chi Tiết
quả bầu non khỏe mạnh

[Phòng bệnh cây trồng] Hướng dẫn cách phòng bệnh thối trái ở bầu bí

Một trong những bệnh thường gặp ở bầu bí là bệnh thối trái. Loại bệnh này khiến cho năng suất …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết