Phương pháp làm chuồng cá sấu đảm bảo an toàn cho người nuôi

Kỹ thuật làm chuồng cá sấu đảm bảo an toàn cho người nuôi
5 phút, 59 giây để đọc.

Nuôi cá sấu bây giờ đã không còn xa lạ với bà con nông dân ở nhiều nơi trên đất nước ta. Bởi cá sấu là loài động vật khỏe mạnh, ít bệnh tật và nó cũng lại đem đến hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Chính vậy vậy, để đảm bảo an toàn cho bà con khi nuôi cá sấu, PQM mong muốn gửi đến bà con những thông về cá sấu cũng như phương pháp làm chuồng cá sấu. Mời bà con theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cá sấu

Kỹ thuật làm chuồng cá sấu đảm bảo an toàn cho người nuôi

Cá sấu được nhiều người biết đến là loài bò sát lớn, ưa môi trường nước, sống ở các khu vực nhiệt đới rộng lớn ở các khu vực như: Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Đại Dương. Cá sấu có xu hướng sống ở các sông, hồ nước chảy chậm. Chuỗi thức ăn của cá sấu có nhiều loại, nhưng chủ yếu là các loài động vật có vú và cá còn sống hoặc đã chết. Một số loài đã được biết đến, chủ yếu là cá sấu cửa sông ở Úc và các đảo ở Thái Bình Dương, chúng khả năng có thể bơi tốt vào đại dương.

Một số lượng lớn cá sấu có thể rất nguy hiểm cho con người. Cá sấu cửa sông và cá sấu sông Nile là những loài nguy hiểm nhất, nó đã giết chết hàng trăm người ở các khu vực Đông Nam Á và châu Phi mỗi năm. Cá sấu có mõm ngắn thậm chí có thể là cá sấu đen (loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ của IUCN), cũng là loài cực nguy hiểm đối với con người.

Lợi ích cá sấu mang lại

Cá sấu nuôi chủ yếu để lấy da và lấy thịt, ngoài ra có có các hình thức nuôi giải trí…. Cá sấu thương phẩm có 2 hình thức bán, bán nguyên con để xuất đi nước ngoài và bán cho các thương lái trong nước xẻ thịt, lấy da.

Cách xây dựng chuồng cá sấu thương phẩm

Phương pháp làm chuồng cá sấu bao gồm: hệ thống rào chắc chắn, có bể chứa nước (bể đất hoặc bể xi măng), có khu vực cho cá sấu ăn và có nhiều cây bóng mát.

Địa điểm làm chuồng nuôi cá sấu

Cần chọn nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, kín gió. Điều cần chú ý là các hàng rào cây chắn gió không được che khuất ánh nắng mặt trời buổi sáng và buổi chiều chiếu vào chuồng. Mục đích để khi cá ăn xong sẽ nằm phơi nắng.

Kích thước chuồng nuôi

Kích thước chuồng nuôi cá sấu thương phẩm rất đa dạng. Chuồng nuôi cá sấu thường có kích thước 10 x 10m (trong chuồng có đào một ao chứa nước). Với kích thước này có thể nuôi 200 con cá sấu 2 – 4 tuổi (mật độ 2 con/m2).

Xây dựng rào chắn và nguyên liệu làm rào chắn

Kỹ thuật làm chuồng cá sấu đảm bảo an toàn cho người nuôi

Do cá sấu không có khả năng trèo qua hàng rào nên khi xây dựng bà con không cần làm hàng rào quá cao. Tuy nhiên, chúng có thể thoát ra ngoài bằng cách dũi đất – đặc biệt là khi đất quá ướt; do đó, hàng rào phải sâu trong đất ít nhất 50 cm.

Bà con có thể dùng gỗ, lưới kim loại hoặc tấm thiếc để làm hàng rào vây xung quanh chuồng hoặc nếu có thể thì bà con nên tường gạch.

Có thể dùng gạch để xây móng chìm xuống đất và xây tường cách mặt đất 30 cm. Phía trên tường, bà con dùng trụ gỗ hoặc lưới kim loại để bịt lại. Phương pháp này cũng góp phần giúp tăng tuổi thọ của công trình. Kinh nghiệm nuôi cá sấu cho thấy; hàng rào cao khoảng 1,4m là có thể quây an toàn một con cá sấu dài 2m.

Xây dựng ao nuôi

Trong chuồng nuôi cá sấu nhất định phải có nước để cá sấu có thể ngâm mình trong nước. Chính vậy vậy, bà con nên xây dựng ao, bể chứa nước cho cá sấu.

Ao đất (hoặc bể đất) nếu đào quá cạn thì khó tích nước; còn nếu trong trường hợp đào sâu thì cá sấu đã xuống nước khó lên bờ. Thế nên, bà con nên dùng những khúc gỗ, tảng đá hoặc tấm xi măng chồng lên bờ ao để giúp cá sấu lên bờ dễ dàng. Tránh dùng đá nhọn, vì nó sẽ cọ vào da bụng cá sấu; bởi nó sẽ làm giảm giá trị của da sau này và cá sấu có thể bị bệnh nhiễm trùng …

Khi nuôi trong ao đất phải thường xuyên xới đất; phơi nắng đáy ao để tăng phân hủy chất hữu cơ, diệt mầm bệnh.

Mô hình ao nuôi cá sấu có bờ bao ngầm, có lót bạt hoặc kè đá, xi măng; nơi nước chảy ra vào mà mực nước luôn ổn định… được xem là mô hình phù hợp nhất để làm chuồng trại nuôi cá sấu thương phẩm.

Nếu bà con có điều kiện, bà con có thể xây bể xi măng chìm thay cho ao đất. Chiều sâu của bể xây không được vượt quá 75 cm. Bởi vì nếu có các bể có chiều cao khác nhau trong cùng một lồng;cá sấu có xu hướng tụ tập ở bể phía dưới; trong khi bể phía trên sẽ trống rỗng không có con nào.

Trang bị cho ao nuôi

Tất cả các chuồng nuôi cá sấu đều cần có một khu vực rộng láng xi măng để cá sấu nằm phơi nắng, nhất là khi nuôi với mật độ dày; ngoài ra cũng phải dành đất để trồng cây tạo bóng râm cho cá sấu ẩn nấp.

Trong chuồng quây để nuôi cá sấu nếu trồng được những cây thân gỗ có tán thấp và rộng sẽ tạo được nhiều bóng râm; cá sấu có thể bò trườn ở phía dưới tán cây mà không gây hại gì cho mầm cây. Số lượng cây trồng trong chuồng bao nhiêu là tùy điều kiện; nhưng ít nhất cũng phải một nửa diện tích chuồng nuôi được ở trong bóng râm khi mặt trời ở trên đỉnh đầu. Nên chọn loại cây có lá xanh quanh năm để trồng; tuy thế cũng khó tránh được lá xanh và quả nhỏ rụng xuống lâu ngày sẽ làm bịt kín các đường ống dẫn nước.

Lưu ý trong khi nuôi cá sấu

Điều cần lưu ý trong phương pháp làm chuồng cá sấu thương phẩm; là phải nên xây dựng thêm một chuồng cách ly để nuôi riêng những con yếu.

Ở chuồng cách ly nên dùng nguồn nước riêng; máng ăn phải luôn luôn giữ sạch và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra còn lập một khu riêng có nhiều ngăn chuồng nhỏ để nhốt giữ cá sấu trước khi xuất bán.

Trích dẫn từ Kythuatnuoitrong.edu.vn

Bích Oanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Dưa hấu là loại quả mát, bổ dưỡng.

Người trồng dưa hấu học ngay bí kíp trị bệnh chết dây

Bệnh chết dây ở dưa hấu là một trong những bệnh thường gặp ở giống cây này. Hôm nay, hãy …
Xem Chi Tiết
Cà phê sai trái không sâu bệnh

Cà phê bị rụng trái phải làm sao? Bật mí bí quyết cho người nông dân

Cà phê bị rụng trái khiến cho năng suất giảm, khiến bà con mất đi nguồn nuôi sống. Chúng tôi …
Xem Chi Tiết
Cây lạc có giá trị kinh tết tốt.

Bệnh chết nhát: người trồng lạc có biết cách điều trị?

Bệnh chết nhát ở cây lạc là một căn bệnh rất phổ biến. Dưới đây, PQM chúng tôi sẽ chia …
Xem Chi Tiết
Cam bị ghẻ nhám có quả sần sùi

Bệnh ghẻ nhám: cách trị bệnh cho người trồng cam

Bệnh ghẻ nhám là căn bệnh rất phổ biến ở những cây có múi như chanh, cam, quýt,…Vậy bà con …
Xem Chi Tiết
hồng xiêm có quả nâu, ngọt, mát, nhiều dinh dưỡng

Các loại sâu bệnh đối với cây hồng xiêm cần tránh

Hồng xiêm là cây ăn quả ngọt mát, thanh thanh, nhiều dinh dưỡng. Loại cây này có một số bệnh …
Xem Chi Tiết
Hồng rụng quả gây thiệt hại kinh tế.

Hồng rụng quả: lý do và cách chăm cây mà người nông dân cần nắm vững

Khi trồng hồng dễ có hiện tượng hồng rụng quả, vậy phải làm sao? Xin mời độc giả cùng tìm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh KHV gây chết từ 80-100% trong quần đàn cá

Herpesvirus Koi và những biểu hiện của bệnh

Thực trạng của bệnh tại Việt Nam Trong những năm qua đối với cá Chép nuôi ở Việt Nam đã …
Xem Chi Tiết
Bệnh MBV lan truyền theo phương nằm ngang

Bệnh MBV ở tôm sú và những điều cần biết

Với xu thế chuyển dần sang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh; và cùng với đó là sự lớn …
Xem Chi Tiết
Bênh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang

Cách để nhận biết bệnh đầu vàng ở tôm sú

Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh thủy sản nguy hiểm; do virus hình que có kích thước …
Xem Chi Tiết
Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh

Phòng bệnh đục cơ ở tôm càng xanh như thế nào?

Bệnh đục cơ ở tôm là gì? Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh thường xuất hiện vào tháng 4 …
Xem Chi Tiết
Cần thường xuyên thay nước ao nuôi

Làm thế nào để phòng bệnh đốm trắng ở tôm do vi khuẩn gây ra?

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong …
Xem Chi Tiết
Nấm thủy my có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp

Tất tần tật những điều cần biết về bệnh nấm thủy my

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời điểm giao mùa như đang nắng nóng chuyển sang mưa …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bò sữa trong thời kỳ sinh sản và những điều cần biết !

Chăn nuôi bò sữa đang là xu thế chăn nuôi được nhiều bà con nông dân theo đuổi để đầu …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà nỗi lo của nhiều bà con nông dân

Bệnh cầu trùng gà những điều bà con nông dân cần biết!

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, bệnh gây nên do một loại …
Xem Chi Tiết

Bệnh phó thương hàn trên vịt và những điều cần biết

Bệnh phó thương hàn ở vịt không phải mà một dịch bệnh hiếm gặp mà bà con nông dân phải …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở ngỗng

Dịch tả ở ngỗng và những điều bà con nông dân cần biết

Bệnh dịch tả ở ngỗng là một trong những bệnh nguy hiểm có tính lây nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm …
Xem Chi Tiết
dịch tả ở vịt

Dịch tả ở vịt – Tốc độ lây lan nhanh chóng làm người nuôi không khỏi lo lắng!

Hiện nay, bệnh dịch tả ở vịt lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điều này …
Xem Chi Tiết
bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng và cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm là một bệnh khá phổ biến ở gà. Khi bị …
Xem Chi Tiết