Kỹ thuật phòng bệnh khi tôm giống bị nhiễm EHP

Tôm giống bị nhiễm bệnh do vi trùng EHP có nguy hiểm không?
4 phút, 27 giây để đọc.

Tôm giống bị nhiễm EHP (vi bào tử trùng) là tình trạng không phải quá hiếm gặp. Căn bệnh này tuy không khiến tôm chết hàng loạt, nhưng lại gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con chăn nuôi.

Vậy để phòng bệnh tốt nhất thì chúng ta nên làm gì? xin mời quý vị độc giả hãy cùng lắng nghe chia sẻ ngay sau đây của chúng tôi để tìm ra kỹ thuật phòng bệnh tốt nhất cho tôm giống khi chúng bị nhiễm EHP nhé.

Tôm bị bệnh do vi bào tử trùng EHP gây ra có nguy hiểm không?

Tôm giống bị nhiễm EHP có nguy hiểm không?

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tình trạng nhiễm bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ đang có chiều hướng gia tăng.

Đây là một loại bệnh không gây chết hàng loạt nhưng có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm. Lý do là khi tôm giống bị nhiễm EHP sẽ chậm lớn, còi cọc mặc dù vẫn tiêu tốn rất nhiều thức ăn (tôm nuôi 3 tháng có thể chỉ đạt kích cỡ 4-5 gram/con (200-250 con/kg)

Tôm giống bị nhiễm EHP không có dấu hiệu điển hình như bệnh đốm trắng hay hoại tử gan tụy cấp. Chủ yếu là chậm lớn, mềm vỏ và màu sắc gan tụy có phần nhợt nhạt.

Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có giải pháp cụ thể cho bệnh này. Vì vậy, để ngăn sự lây lan của vi bào tử trùng EHP, người nuôi tôm được khuyến cáo áp dụng một số kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp. Thông tin chi tiết xin mời độc giả đọc tiếp phần chia sẻ sau của chúng tôi.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm giống nước lợ vụ Đông ở miền Bắc không quá phức tạp nếu bà con nắm vững 4 lưu ý sau

Kỹ thuật phòng bệnh khi tôm giống bị nhiễm EHP

Lựa chọn con giống

Con giống cần được lựa chọn kỹ càng, được xét nghiệm không mang các mầm bệnh thông thường trên tôm. Lời khuyên cho bà con là nên chọn tôm giống từ những đơn vị hoặc các trại sản xuất có uy tín và chất lượng tốt.

Mật độ thả vừa phải: Đối với tôm sú 15 đến 25 con/m2, đối với tôm thẻ chân trắng 60-70 con/m2. Việc thả quá nhiều sẽ gây cản trở quá trình sinh trưởng của tôm.

Ao lắng

Bà con cần tuân thủ đúng quy trình cải tạo ao để hạn chế bệnh gây ra cho tôm giống

Trong nuôi thâm canh và bán thâm canh bắt buộc phải có ao lắng. Diện tích ao lắng bằng ít nhất 30% diện tích ao nuôi để có thể chủ động nguồn nước sạch bất cứ lúc nào. Đối với ao lắng cũng cần được cải tạo và phải được diệt khuẩn nước kỹ trước khi cấp vào ao nuôi.

Cải tạo ao nuôi

Người nuôi tôm cần tuân thủ đúng quy trình cải tạo ao, mục đích là để loại bỏ được mầm bệnh tồn tại từ vụ nuôi trước, không cho lây nhiễm sang vụ kế cận.

Đối với ao lót

Bạt cần được chà sạch; phơi nắng, xử lý bằng vôi để loại bỏ vi bào tử trùng. Đồng thời bà con nhớ rửa; xử lý bằng chlorine ít nhất 30 ppm, diệt khuẩn nước kỹ trước khi gây màu.

Đối với ao đất

Cần cày và phơi khô đáy ao ít nhất 2 đến 3 tuần. Xử lý bằng vôi; sau đó rửa ao, xử lý bằng chlorine ít nhất 30 ppm. Đặc biệt diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước và gây màu. Bên cạnh đó; cần xử lý ao và kiểm tra mật độ vibrio trong nước và trong đất kỹ trước khi gây màu.

An toàn sinh học trong ao nuôi

Luôn đảm bảo an toàn sinh học trong khu vực ao nuôi tôm

Tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học trong ao nuôi để tránh tình trạng lây lan mầm bệnh. Các vật dụng dùng để chăm sóc hoặc kiểm tra tôm cần được để riêng biệt; từ đó hạn chế việc lây giữa ao này và ao khác. Đối với trang trại có ao nhiễm EHP cần đặc biệt quan tâm đến lây lan qua nguồn nước hay do người chăm sóc.

Quản lý sức khỏe

Thường xuyên kiểm tra sàng ăn để tránh trường hợp cho ăn dư làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Nước bẩn thì các tác nhân gây bệnh cũng theo đó mà phát triển. Kiểm tra thường xuyên màu sắc gan tụy; biểu hiện bên ngoài (màu sắc, tình trạng cứng của vỏ tôm), phân đều về kích cỡ,…

Quản lý chất lượng nước

Thường xuyên theo dõi các yếu tố cơ bản trong ao nuôi như pH; nhiệt độ, độ kiềm, oxy hòa tan để kịp thời điều chỉnh; tránh hiện tượng tôm bị sốc do môi trường sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát huy tác dụng và gây bùng phát dịch bệnh.

Hy vọng rằng; với những chia sẻ ngắn gọn xúc tích phía trên, bà con đã có cho mình những bí quyết để có thể phòng bệnh để hạn chế tối đa tình trạng tôm giống bị nhiễm EHP. Chúc bà con có một vụ nuôi tôm bội thu, thắng lợi.

Trích dẫn từ khuyennongvn.gov.vn

Lê Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

cây Tỷ Phú là loại cây có giá trị

Phương pháp trồng cây Tỷ Phú cho gia đình phát tài suốt năm

Cây Tỷ Phú, bạn đã nghe bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên mục Phương Pháp Trồng Trọt của PQM tìm …
Xem Chi Tiết
trồng nhãn Hưng Yên không khó

[Phương pháp trồng trọt] Trồng nhãn muộn có gì cần lưu ý?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp trồng nhãn muộn. Loại nhãn ở đây …
Xem Chi Tiết
trồng bơ sai quả cần kỹ thuật

Trồng bơ sai quả bằng cách nào? Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Bơ là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, loại cây này không phải ai cũng có …
Xem Chi Tiết
Cây sả được trồng nhanh, phát triển

Phương pháp trồng sả không phải ai cũng biết

Cây sả có rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp trồng sả hiệu quả …
Xem Chi Tiết
Trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Trồng rau bằng chai nhựa – phương pháp kinh tế

Trồng rau bằng chai nhựa không phải là xu hướng mới. Thời gian vài năm qua, nhiều người đã áp …
Xem Chi Tiết
trồng rau thủy canh tại nhà kiếm tiền

Hướng dẫn trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản

Có nhiều phương pháp trồng rau tại nhà. Bên cạnh việc trồng rau vào chai nhựa, vào thùng xốp, còn …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè

Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá …
Xem Chi Tiết
Ba ba gai có thịt ngon và rất nhiều chất dinh dưỡng

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc ba ba gai thương phẩm đạt hiệu quả

Ba ba gai thường phân bố tự nhiên và sống chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc …
Xem Chi Tiết
Mô hình nuôi cua biển mang lại giá trị kinh tế cao

Hướng dẫn hình thức nuôi cua biển trong rừng ngập mặn hiệu quả

Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân; góp phần bảo …
Xem Chi Tiết
Phương pháp nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch trong ruộng lúa tạo điều kiện cho ếch sinh trưởng tốt

Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương. Ruộng lúa là môi trường tạo điều kiện …
Xem Chi Tiết
Cá mè hoa có cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt

Hướng dẫn các phương pháp chăm sóc cá mè hoa đạt lợi nhuận cao

Cá mè hoa là loài cá lớn nhanh, nhiều trứng, thích hợp khi nuôi ở sông, hồ mặt nước lớn …
Xem Chi Tiết
Cá rô đồng là loại cá phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt

Phương pháp cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng để mang lại năng suất cao

Cá rô đồng thiên về động vật, là loài cá dữ, ăn tạp. Hằng ngày kiểm tra tình hình ăn …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

bệnh sán lá gan ở trâu bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò và những điều cần biết

Bệnh này do  ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Có hai loại sán lá gan khá phổ …
Xem Chi Tiết
cầu trùng ở gà

Bệnh gà rù và những điều bà con nông dân cần biết !

Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm ở gà. Bệnh …
Xem Chi Tiết
cách điều trị khô chân ở gà

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà con bà con nên nhớ

Ở giai đoạn úm gà, nếu bà con nông dân không chú ý và chăm sóc kĩ, gà có thể …
Xem Chi Tiết
bệnh mùa nóng ở trâu bò

Các bệnh thường gặp của trâu bò vào mùa nắng nóng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới; nên chúng ta có thể nhận biết thời tiết khá dễ …
Xem Chi Tiết
bò bị tiêu chảy

Tiêu chảy – căn bệnh hay gặp ở bê non mà người nông dân cần biết

Với những vật nuôi còn nhỏ chưa có sức đề kháng cao thêm vào đó là khả năng thích nghi …
Xem Chi Tiết
Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Lên kế hoạch nuôi vịt đẻ trứng cần chú ý những điều gì?

Nuôi vịt đẻ trứng là kiểu chăn nuôi không gì có thể thay thế được. Nhưng nếu muốn hiệu quả …
Xem Chi Tiết